Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


Thi ĐH: Vài nguyên tắc cơ bản cần nhớ:

    qing_hua108
    qing_hua108
    Cấp 7
    Cấp 7
    Đến từ Đến từ : quảng ninh

    Thi ĐH: Vài nguyên tắc cơ bản cần nhớ:  Empty Thi ĐH: Vài nguyên tắc cơ bản cần nhớ:

    Bài gửi by qing_hua108 30/6/2011, 12:32

    VÀI NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CẦN NHỚ
    Chào các em, Ngày thi cũng gần kề rồi, hôm nay thầy tóm tắt lại một vài nguyên tắc cơ bản mà trong đề thi người ta hay cho. Các em chú ký xem cho kỹ, vì các nguyên tắc này không chỉ giúp ích cho các em trong các câu trắc nghiệm về điền chỗ trống mà còn trong các câu viết lại, hoặc trong quá trình làm các bài đọc hiểu nữa, nói chung là " bổ đủ thứ" hết
    NGUYÊN TẮC 1: hai câu không nối nhau bằng dấu phẩy.
    Nguyên tắc này nếu ai biết rồi thì thấy bình thường nhưng ai chưa biết thì cũng thấy rất là khó hiểu. Nói chung đối với nguyên tắc này các em cứ hiểu theo nội dung cụ thể là : nếu các em thấy 2 câu nối nhau bằng dấu phẩy thì là sai văn phạm, vậy thôi
    Ví dụ:It is raining. => 1 câu riêng lẻ, không có gì sai.
    It is raining. I can't go to school. => 2 câu cách nhau bằng dấu chấm => không có gì sai.
    It is raining, I can't go to school. => 2 câu cách nhau bằng dấu phẩy => sai văn phạm.
    Lưu ý là nếu có liên từ để nối 2 câu thì khi đó được phép dùng dấu phẩy.
    Because it is raining, I can't go to school. => 2 câu cách nhau bằng dấu phẩy nhưng có liên từ because nên không có gì sai.
    It is raining, so I can't go to school. => 2 câu cách nhau bằng dấu phẩy nhưng có liên từ so nên không có gì sai.
    Biết được nguyên tắc này sẽ giải được các bài tập dạng nào ?
    - Dạng điền vào chỗ trống.
    Hình thức hay gặp như sau:___________, câu
    Đồng thời người ta cho 4 đáp án, có thể bao gồm : 1 câu hoàn chỉnh, 1 cụm từ, 1 liên từ đi với câu ( trong trường hợp nay người ta không gọi là câu mà kêu là mệnh đề nhưng để khỏi lộn xộn do nhiều em còn chưa phân biệt giữa câu và mệnh đề nên ta cứ thống nhất gọi là câu cho dễ hiểu)
    Cách làm là ta liếc qua thấy đáp án nào có 1 câu hoàn chỉnh thì loại ngay, còn lại 1 cụm từ hoặc có liên từ thì hợp văn phạm nên ta sẽ xem xét về nghĩa.
    Ví dụ: __________, a brick fell on his head.
    A. Turning the corner
    B. Having turned the corner
    C. When he turned the corner
    D. He turned the corner
    Nhìn sơ qua ta loại ngay đáp án D vì đó là 1 câu hoàn chỉnh, còn A,B là cụm từ, C là câu có liên từ (when) nên tất cả đều hợp văn phạm. Để quyết định chọn đáp án nào và tại sao các đáp áp kia sai thì các em chờ đến nguyên tắc thứ 2 nhé.


    NGUYÊN TẮC 2: Cụm Ving/p.p có chủ từ giống câu sau.
    Nguyên tắc này tuy đơn giản nhưng nhiều em cũng chưa nắm vững hoặc có biết nhưng lại không biết cách vận dụng vào việc giải bài tập.
    Giải thích:Nội dung của nguyên tắc này muốn nói là : khi các em gặp một cụm từ bắt đầu là Ving hoặc P.P và phía sau có một câu đầy đủ thì các em phải tự hiểu là chủ từ của Ving và P.P đó cũng chính là chủ từ của câu phía sau.
    Ví dụ:Seeing the dog, I ran away.
    Động từ seeing không có chủ từ nhưng ta phải tự hiểu ngầm là chủ từ của nó cũng là chủ từ câu sau = I
    Dạng bài tập áp dụng nguyên tắc này nhiều nhất là viết lại câu đồng nghĩa.
    Ví dụ:When I picked up my book, I found that the cover had been torn.
    A. Picking up the book, the cover had been torn.
    B. On picking up the book, I saw that the cover had been torn.
    C. The cover had been torn when my book picked up.
    D. Picked up, the book was torn.
    Áp dụng thử nguyên tắc trên xem sao nhé:
    Câu A có Ving đầu câu và chủ từ câu sau là the cover, tức là ta phải tự hiểu là chủ từ của picking cũng là the cover => the cover picked.... trong khi câu đề cho là : I picked ....=> sai nghĩa => loại .Câu B có giới từ on trước Ving thì cũng tương đương với Ving ( hoặc có các chữ như when, before, because of ... thì cũng tương đương Ving ) , phía sau có chủ từ I => đúng với nguyên tắc này. Câu D có picked ( p.p) mang nghĩa bị động và chủ từ phía sau là the cover nên có thể viết lại : the cover was picked ...=> hợp nghĩa với câu đề => đúng với nguyên tắc này.Như vậy áp dụng nguyên tắc này ta loại được 1 câu còn 3 câu thì dựa vào nghĩa để giải quyết.Trở lại ví vụ ở nguyên tắc 1:
    Ví dụ: __________, a brick fell on his head.
    A. Turning the corner
    B. Having turned the corner
    C. When he turned the corner
    D. He turned the corner
    Ta đã dùng nguyên tắc 1 để loại được câu D rồi, tiếp tục đưa câu A và B “vào tầm ngắm” vì đều có Ving đầu câu.Chủ từ câu sau là : a brick ( 1 cục gạch) cũng sẽ được hiểu ngầm là chủ từ của hành động turn => tức là ta có thể viết lại là : a brick turn the corn = 1 cục gạch ..quẹo cua ! cục gạch mà biết đi, biết quẹo ! => sai về nghĩa => loại cả A và B , còn lại C cũng chính là đáp án


    NGUYÊN TẮC 3 : Không có chủ từ, không chia thì

    Nguyên tắc này cực kỳ quan trọng trong tiếng Anh. Người Việt khi học tiếng Anh dễ bị sai lỗi này nhất ( có lẽ do trong tiếng việt động từ không chia thì nên họ không có khái niệm về vấn đề này)
    Giải thích:Nguyên tắc này ý nói là khi có chủ từ thì động từ của chủ từ đó mới được chia thì, còn không thì động từ chỉ mang “dạng” ( bao gồm : động từ nguyên mẫu có to/ không to , thêm ing và p.p ) . Có 2 điều cần biết thêm trong nguyên tắc này mà các em cần phải nhớ :
    - Một chủ từ chỉ “ cho phép” 1 động từ chia thì mà thôi ( trừ trường hợp chủ từ hiểu ngầm sau dấu phẩy và liên từ and)
    - Một chữ một khi đã là túc từ cho một động từ rồi thì không thể làm chủ từ cho một động từ khác được nữa.
    Ví dụ:I (want) (tell) you about a man who (live) in a house (build) in 1900.
    Nào chúng ta cùng áp dụng nguyên tắc này để xem xét chia các động từ trên nhé:
    I (want) ….
    Nhìn phía trước chữ want có I là chủ từ nên nó được phép chia thì ( ở đây ta chia thì hiện tại đơn)
    I want …..
    I want (tell) ….
    Nhìn phía trước chữ tell có want là động từ nên nó không được phép chia thì (ở đây ta chia to inf)
    I want to tell …..
    I want to tell you about a man who (live) ….
    Nhìn phía trước chữ live có who là đại từ quan hệ làm chủ từ nên nó được phép chia thì ( ở đây ta chia thì hiện tại đơn)
    I want to tell you about a man who lives …..
    I want to tell you about a man who lives in a house (build)….
    Nhìn phía trước chữ build có house là danh từ trong cụm trạng từ chỉ nơi chốn không thể làm chủ từ nên build không được phép chia thì ( ở đây ta chia dạng p.p. vì mang nghĩa bị động)
    I want to tell you about a man who lives in a house built in 1990.
    Ví dụ:Pioneers, _________ in isolated areas of the United States, were almost totally self-sufficient.
    A. who living
    B. living
    C. lived
    D. that lived
    Ta thấy trong câu có động từ chia thì were, như vậy chủ từ của nó là pioneers, còn phần trong 2 dấu phẩy là riêng biệt, không được “ăn theo” chủ từ của người ta.Xét:A. who living Có chủ từ (who) mà không chịu chia thì mà thêm ing => loại
    B. living Không có chủ từ nên thêm ing => đúng văn phạm => để đó
    C. lived Không có chủ từ mà chia thì quá khứ => loại ( nếu xem nó là p.p cũng không được vì động từ live không thể dùng bị động)
    D. that lived Có chủ từ (that), chia thì là đúng nếu xét theo nguyên tắc 3 nhưng xét về đại từ quan hệ thì không được vì that không đứng sau dấu phẩy => loại Rốt cuộc lại chỉ còn câu B là đúng
    NGUYÊN TẮC 4 : Khác thì bỏ !
    Nguyên tắc này nghe hơi kỳ quái phải không các em? Thầy cũng xin nói rõ trước là nguyên tắc này chỉ áp dụng khi các em vận dụng kiến thức mà vẫn không làm được, hoặc có thể làm được nhưng phải mất thì giờ suy nghĩ trong khi thời gian sắp hết.
    Giải thích:Nguyên tắc này ý nói là khi xem xét các đáp án từ ngoài vào nếu thấy có 1 đáp án nào khác với đa số còn lại thì ta loại đáp án đó ngay.Cách thức áp dụng:Khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay rồi xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ cònn lại 2 chọn lựa thì ta xem coi chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chọn đại 1 trong 2
    Ví dụ1:A. She has to……….
    B. She has to……….
    C. She had to………
    D. She has to………
    Thấy câu C khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp:
    A. She has to have it taken……….
    B. She has to have it taken ……….
    C. She had to………
    D. She has to have it to take ………
    Thấy câu D khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp 2 câu còn lại khác nhau chỗ nào mà đối chiếu với câu đề để tìm ra câu đúng.
    Ví dụ2: ( trích : ôn luyện kiến thức theo cấu trúc đề thi năm 2009, câu 78 trang 6 )
    I/have/stay/uplate/lastnight/learn/lessons.
    A. I had had to stay up late last night to learn my lessons.
    B. I had to stay up late last night to learn my lessons.
    C. I had to stayed up late last night to learn my lessons.
    D. I have had to stay up late last night to learn my lessons.
    Xem xét từ ngoài vào ta thấy A và D khác trong khi B, C giống nhau nên loại A,D
    A. I had had to stay up late last night to learn my lessons.
    B. I had to stay up late last night to learn my lessons.
    C. I had to stayed up late last night to learn my lessons.
    D. I have had to stay up late last night to learn my lessons.
    Khi còn lại B,C ta xét tiếp thì loại câu C vì sau had to mà dùng động từ them ed , còn lại đáp án là B
    Thi ĐH: Vài nguyên tắc cơ bản cần nhớ:  853183
    nguồn:st