Uỷ ban quốc gia IYV+10 là tổ chức chính thức ở từng quốc gia, lãnh đạo và điều phối ở cấp độ quốc gia cho Năm quốc tế người tình nguyện +10.
1. Sơ lược
Uỷ ban quốc gia IYV+10 là tổ chức chính thức ở từng quốc gia, lãnh đạo và điều phối ở cấp độ quốc gia cho Năm quốc tế người tình nguyện +10. Mục tiêu của mỗi Uỷ ban quốc gia là thúc đẩy hợp tác chung giữa các khối ngành khác nhau và chỉ định một mô hình địa phương cho hoạt động tình nguyên. Các uỷ ban quốc gia chịu trách nhiệm lên kế hoach, thực thi và theo dõi các hoạt động trong suốt năm.
Ủy ban quốc gia IYV + 10 ở Việt Nam bao gồm 19 thành viên là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Chính Phủ; các tổ chức UN được lựa chọn; các tổ chức Phi Chính Phủ tại Việt Nam. Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
2. Nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia IYV
2.1 Nhiệm vụ chung của Uỷ ban Quốc gia bao gồm:
· Lập Kế hoạch/ Chương trình hành động kỷ niệm IYV+10 tại Việt Nam
· Chuẩn bị và điều phối các chương trình/hoạt động trong phạm vi hoạt động của IYV+10 ở cấp độ địa phương và quốc gia.
· Huy động quỹ và nguồn lực; tìm kiếm nguồn tài trợ nếu cần
· Đề xuất các biện pháp hành động tới Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu của IYV+10 tại quốc gia của mình.
· Quyết định Chủ đề cho IYV+10
· Hỗ trợ các đơn vị tham gia trong việc mở rộng quan hệ trong và ngoài nước
· Lập và gửi các báo cáo về kết quả của IYV+10
Trong suốt quá trình kỷ niệm IYV+10, các thành viên của Uỷ ban Quốc gia sẽ họp để bàn thảo về các đề xuất nhằm cùng chung tay tổ chức các hoạt động/chương trình thiết thực, hiệu quả và dùng IYV+10 làm công cụ để nhấn mạnh các yêu cầu và chỉ ra các nhu cầu và các mối quan ngại của đất nước để từ đó nâng cao sự đóng góp và vai trò của người tình nguyện đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng.
2.2 Vai trò của từng thành viên
· Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: là Trưởng Ban chỉ đạo Ủy ban quốc gia; có trách nhiệm thường trực, điều phối và giữ mối liên lạc với các thành viên Ủy ban trong việc đề xuất và triển khai các chương trình hành động ở cấp quốc gia; chỉ đạo các Tỉnh/thành Đoàn và các cơ sở Đoàn trực thuộc tổ chức các chương trình hoạt động kỷ niệm IYV +10 (mỗi cơ sở Đoàn, mỗi Đoàn viên có ít nhất một hoạt động tình nguyện kỷ niệm IYV +10)
· UNV: Thường trực uỷ ban, là đơn vị hỗ trợ chính cho TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc tổ chức và điều phối các hoạt động của IYV+10
· Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội: Thúc đẩy tình nguyện cấp xã như một cách nhấn mạnh tới nhu cầu của các nhóm đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương, hỗ trợ trong việc phân phối thông tin liên quan đến IYV+10 và các hoạt động liên quan, đặc biệt là lựa chọn các tình nguyện viên xuất sắc để giới thiệu cho Ban tổ chức Tuyên dương TNV xuất sắc.
· Bộ Giáo dục và đào tạo: Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tình nguyện cho học sinh – sinh viên; tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về sự đóng góp và vai trò của người tình nguyện đối với sự phát triển của đất nước thông qua các hội thảo, diễn đàn, các buổi sinh hoạt ngoại khóa; phấn đấu chỉ tiêu mỗi học sinh, sinh viên có ít nhất một hoạt động tình nguyện chào mừng IYV +10 và mỗi trường học có ít nhất một hoạt động tình nguyện chào mừng IYV +10.
· Trung ương Hội chữ thập đỏ: Thúc đẩy sự tham gia của các nhóm tình nguyện trong lĩnh vực ứng phó thảm họa được đào tạo chuyên nghiệp; khuyến khích tình nguyện viên Chữ thập đỏ trong nước/quốc tế có thành tích tham gia vào các chương trình festival, giao lưu tình nguyện viên và lựa chọn các ứng cử viên xuất sắc để giới thiệu cho Ban tổ chức Tuyên dương TNV xuất sắc.
· Bộ Kế hoạch và đầu tư: Kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức thông qua viêc công nhận IYV+10; đề xuất Chính phủ các nguồn lực cho IYV +10 và khuyến nghị với Chính phủ các tác động của tình nguyện sau IYV + 10 để Chính phủ có chiến lược nguồn lực cho hoạt động tình nguyện trong những năm tới.
· Bộ Công thương: Hỗ trợ trong việc quảng bá tình nguyện thông qua chỉ đạo theo ngành dọc phát triển và triển khai các hoạt động tình nguyện nhân kỷ niệm IYV +10, trong đó hướng đến các hoạt động tình nguyện tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
· Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Công bố rộng rãi sự ủng hộ đối với các hoạt động tình nguyện, xem đây là một phương thức nhằm đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ người nghèo, kêu gọi mỗi người dân một hoạt động/hành động tình nguyện chào mừng IYV + 10 và Ngày vì người nghèo vào tháng 12.
· Các tổ chức UN và các tổ chức Phi Chính Phủ: Tư vấn và hỗ trợ về nguồn lực gồm cả vật chất và chuyên gia, các mối quan hệ đối tác để tổ chức và triển khai các hoạt động của IYV +10.
Một số hình ảnh Họp Ban chỉ đạo IYV+10 lần thứ 1:
VVIRC
1. Sơ lược
Uỷ ban quốc gia IYV+10 là tổ chức chính thức ở từng quốc gia, lãnh đạo và điều phối ở cấp độ quốc gia cho Năm quốc tế người tình nguyện +10. Mục tiêu của mỗi Uỷ ban quốc gia là thúc đẩy hợp tác chung giữa các khối ngành khác nhau và chỉ định một mô hình địa phương cho hoạt động tình nguyên. Các uỷ ban quốc gia chịu trách nhiệm lên kế hoach, thực thi và theo dõi các hoạt động trong suốt năm.
Ủy ban quốc gia IYV + 10 ở Việt Nam bao gồm 19 thành viên là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Chính Phủ; các tổ chức UN được lựa chọn; các tổ chức Phi Chính Phủ tại Việt Nam. Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
2. Nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia IYV
2.1 Nhiệm vụ chung của Uỷ ban Quốc gia bao gồm:
· Lập Kế hoạch/ Chương trình hành động kỷ niệm IYV+10 tại Việt Nam
· Chuẩn bị và điều phối các chương trình/hoạt động trong phạm vi hoạt động của IYV+10 ở cấp độ địa phương và quốc gia.
· Huy động quỹ và nguồn lực; tìm kiếm nguồn tài trợ nếu cần
· Đề xuất các biện pháp hành động tới Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu của IYV+10 tại quốc gia của mình.
· Quyết định Chủ đề cho IYV+10
· Hỗ trợ các đơn vị tham gia trong việc mở rộng quan hệ trong và ngoài nước
· Lập và gửi các báo cáo về kết quả của IYV+10
Trong suốt quá trình kỷ niệm IYV+10, các thành viên của Uỷ ban Quốc gia sẽ họp để bàn thảo về các đề xuất nhằm cùng chung tay tổ chức các hoạt động/chương trình thiết thực, hiệu quả và dùng IYV+10 làm công cụ để nhấn mạnh các yêu cầu và chỉ ra các nhu cầu và các mối quan ngại của đất nước để từ đó nâng cao sự đóng góp và vai trò của người tình nguyện đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng.
2.2 Vai trò của từng thành viên
· Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: là Trưởng Ban chỉ đạo Ủy ban quốc gia; có trách nhiệm thường trực, điều phối và giữ mối liên lạc với các thành viên Ủy ban trong việc đề xuất và triển khai các chương trình hành động ở cấp quốc gia; chỉ đạo các Tỉnh/thành Đoàn và các cơ sở Đoàn trực thuộc tổ chức các chương trình hoạt động kỷ niệm IYV +10 (mỗi cơ sở Đoàn, mỗi Đoàn viên có ít nhất một hoạt động tình nguyện kỷ niệm IYV +10)
· UNV: Thường trực uỷ ban, là đơn vị hỗ trợ chính cho TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc tổ chức và điều phối các hoạt động của IYV+10
· Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội: Thúc đẩy tình nguyện cấp xã như một cách nhấn mạnh tới nhu cầu của các nhóm đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương, hỗ trợ trong việc phân phối thông tin liên quan đến IYV+10 và các hoạt động liên quan, đặc biệt là lựa chọn các tình nguyện viên xuất sắc để giới thiệu cho Ban tổ chức Tuyên dương TNV xuất sắc.
· Bộ Giáo dục và đào tạo: Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tình nguyện cho học sinh – sinh viên; tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về sự đóng góp và vai trò của người tình nguyện đối với sự phát triển của đất nước thông qua các hội thảo, diễn đàn, các buổi sinh hoạt ngoại khóa; phấn đấu chỉ tiêu mỗi học sinh, sinh viên có ít nhất một hoạt động tình nguyện chào mừng IYV +10 và mỗi trường học có ít nhất một hoạt động tình nguyện chào mừng IYV +10.
· Trung ương Hội chữ thập đỏ: Thúc đẩy sự tham gia của các nhóm tình nguyện trong lĩnh vực ứng phó thảm họa được đào tạo chuyên nghiệp; khuyến khích tình nguyện viên Chữ thập đỏ trong nước/quốc tế có thành tích tham gia vào các chương trình festival, giao lưu tình nguyện viên và lựa chọn các ứng cử viên xuất sắc để giới thiệu cho Ban tổ chức Tuyên dương TNV xuất sắc.
· Bộ Kế hoạch và đầu tư: Kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức thông qua viêc công nhận IYV+10; đề xuất Chính phủ các nguồn lực cho IYV +10 và khuyến nghị với Chính phủ các tác động của tình nguyện sau IYV + 10 để Chính phủ có chiến lược nguồn lực cho hoạt động tình nguyện trong những năm tới.
· Bộ Công thương: Hỗ trợ trong việc quảng bá tình nguyện thông qua chỉ đạo theo ngành dọc phát triển và triển khai các hoạt động tình nguyện nhân kỷ niệm IYV +10, trong đó hướng đến các hoạt động tình nguyện tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
· Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Công bố rộng rãi sự ủng hộ đối với các hoạt động tình nguyện, xem đây là một phương thức nhằm đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ người nghèo, kêu gọi mỗi người dân một hoạt động/hành động tình nguyện chào mừng IYV + 10 và Ngày vì người nghèo vào tháng 12.
· Các tổ chức UN và các tổ chức Phi Chính Phủ: Tư vấn và hỗ trợ về nguồn lực gồm cả vật chất và chuyên gia, các mối quan hệ đối tác để tổ chức và triển khai các hoạt động của IYV +10.
Một số hình ảnh Họp Ban chỉ đạo IYV+10 lần thứ 1:
VVIRC