Có một câu chuyện như thế này! Một chàng trai người úc 20 tuổi đến việt nam thăm bạn, thấy bạn mình cũng 20 tuổi, xin mẹ 30.000 đổ xăng, lấy làm ngạc nhiên, bởi vì ở chỗ cậu ta những khoản như thế này phải tự giải quyết. Bất kì lúc nào bạn cũng có thể kiếm một công việc làm thêm ngắn hạn hoặc dài hạn ngay khi bạn còn là một học sinh chứ chưa nói là sinh viên. Ngay cả khoản tiền đi du lịch sang việt Nam lần đó cậu ta cũng đã phải tiết kiệm qua vài kì làm thêm.
Câu chuyện này tôi được đọc cánh đây mấy hôm! Chúng ta nào phải chỉ có tiền xăng mà còn rất nhiều khoản phải chi tiêu. Hầu hết, chúng ta đều được chu cấp từ phu huynh 100% và những năm ngồi trên giảng đường chưa từng biết tới 1 công việc làm thêm nào. Tôi cũng đã đi gia sư 1 thời gian nhưng cảm thấy chán nản vì dạy 1 bé học cực chán, lại không chăm chỉ, nhiều khi muốn bỏ giữa chừng nhưng vì trót nhận lời nên cố gắng. Bố mẹ có biết chuyện và ngăn cấm không cho đi làm thêm nữa với lí do: "Nuôi cho ăn học đến từng này không phải để cho cô đi làm thêm những việc vớ vẩn như thế. Cứ tập trung học hành cho tốt ra trường với bằng khá giỏi là được rồi". Có người lại nói "Làm làm gì, được mấy đồng bạc mà mệt thân".
Vâng! Nếu chi là mấy đồng bạc, nếu nhìn nhận ý nghĩa của công việc làm thêm chỉ ở mức vài đồng bạc thì đúng là với một số người nó hoàn toàn không cần thiết, nhưng mấy ai nhận ra được ý nghĩa lớn lao từ việc đi làm thêm đó giúp ta rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực chuyên môn.
Có nhiều người quan niệm "Đi làm thêm = Hoàn cảnh khó khăn? Suy ra có khó khăn mới đi làm thêm hoặc đi làm thêm thì tức là hoàn cảnh khó khăn" . Chính vì quan niệm đó mà sinh viên ta chỉ coi công việc làm thêm như 1 biện pháp tình thế giải quyết chi tiêu. Trong khi với sinh viên phương tây, công việc làm thêm là 1 cơ hội để khẳng định sự độc lập - đặc biệt là độc lập tài chính. Do đó họ làm thêm từ rất sớm và không mấy phụ thuộc vào việc cha mẹ kiếm ra bao nhiêu tiền.
Theo 1 nghiên cứu của INSEE (Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp), thanh niên Pháp trước tuổi 25 thu nhập hàng năm trung bình khoảng 1000 euro và sau đó thì tăng cho đến 11000 euro. Những lý do họ đi làm thêm là do tuổi tác và mong muốn được độp lập chứ không phải do môi trường xã hội hay mức thu nhập cha mẹ. Với chúng ta có vẻ như ngược lại. "Sinh viên khi ra trường luôn phải chú thích về những công việc làm thêm trong đơn xin việc bởi các nhà tuyển dụng rất chú ý đến chi tiết ấy". Họ coi đó là tiêu chí đánh giá phẩm chất quan trọng của sinh viên như: khả năng độc lập trong công việc cũng như cuộc sống, sự tháo vát, khả năng quản lý tài chính... .
INSEE cũng đã chỉ ra rằng phần lớn thanh niên nước họ chấp nhận những hình thức công việc đa dạng và mong muốn thu lượm những kinh nghiệm sống. Quả thật, có được 1 công việc gắn liền với nghành mình học thì rất có ích khi ra trường. Nhưng nếu lựa chọn hoặc chỉ làm công việc loại đó hoặc không làm gì cả thì chẳng phải bạn đang tự thu hẹp những cơ hội của mình hay sao?
Hãy tìm kiếm cho mình 1 "part time job" ngay từ bây giờ và hãy biến nó thành cơ hội của chính bạn - cơ hội cho tương lai. Không khó với tất cả chúng ta, vậy nếu có 1 môi trường thử sức mình với: "part time job" bạn có muốn tham gia không?
Câu chuyện này tôi được đọc cánh đây mấy hôm! Chúng ta nào phải chỉ có tiền xăng mà còn rất nhiều khoản phải chi tiêu. Hầu hết, chúng ta đều được chu cấp từ phu huynh 100% và những năm ngồi trên giảng đường chưa từng biết tới 1 công việc làm thêm nào. Tôi cũng đã đi gia sư 1 thời gian nhưng cảm thấy chán nản vì dạy 1 bé học cực chán, lại không chăm chỉ, nhiều khi muốn bỏ giữa chừng nhưng vì trót nhận lời nên cố gắng. Bố mẹ có biết chuyện và ngăn cấm không cho đi làm thêm nữa với lí do: "Nuôi cho ăn học đến từng này không phải để cho cô đi làm thêm những việc vớ vẩn như thế. Cứ tập trung học hành cho tốt ra trường với bằng khá giỏi là được rồi". Có người lại nói "Làm làm gì, được mấy đồng bạc mà mệt thân".
Vâng! Nếu chi là mấy đồng bạc, nếu nhìn nhận ý nghĩa của công việc làm thêm chỉ ở mức vài đồng bạc thì đúng là với một số người nó hoàn toàn không cần thiết, nhưng mấy ai nhận ra được ý nghĩa lớn lao từ việc đi làm thêm đó giúp ta rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực chuyên môn.
Có nhiều người quan niệm "Đi làm thêm = Hoàn cảnh khó khăn? Suy ra có khó khăn mới đi làm thêm hoặc đi làm thêm thì tức là hoàn cảnh khó khăn" . Chính vì quan niệm đó mà sinh viên ta chỉ coi công việc làm thêm như 1 biện pháp tình thế giải quyết chi tiêu. Trong khi với sinh viên phương tây, công việc làm thêm là 1 cơ hội để khẳng định sự độc lập - đặc biệt là độc lập tài chính. Do đó họ làm thêm từ rất sớm và không mấy phụ thuộc vào việc cha mẹ kiếm ra bao nhiêu tiền.
Theo 1 nghiên cứu của INSEE (Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp), thanh niên Pháp trước tuổi 25 thu nhập hàng năm trung bình khoảng 1000 euro và sau đó thì tăng cho đến 11000 euro. Những lý do họ đi làm thêm là do tuổi tác và mong muốn được độp lập chứ không phải do môi trường xã hội hay mức thu nhập cha mẹ. Với chúng ta có vẻ như ngược lại. "Sinh viên khi ra trường luôn phải chú thích về những công việc làm thêm trong đơn xin việc bởi các nhà tuyển dụng rất chú ý đến chi tiết ấy". Họ coi đó là tiêu chí đánh giá phẩm chất quan trọng của sinh viên như: khả năng độc lập trong công việc cũng như cuộc sống, sự tháo vát, khả năng quản lý tài chính... .
INSEE cũng đã chỉ ra rằng phần lớn thanh niên nước họ chấp nhận những hình thức công việc đa dạng và mong muốn thu lượm những kinh nghiệm sống. Quả thật, có được 1 công việc gắn liền với nghành mình học thì rất có ích khi ra trường. Nhưng nếu lựa chọn hoặc chỉ làm công việc loại đó hoặc không làm gì cả thì chẳng phải bạn đang tự thu hẹp những cơ hội của mình hay sao?
Hãy tìm kiếm cho mình 1 "part time job" ngay từ bây giờ và hãy biến nó thành cơ hội của chính bạn - cơ hội cho tương lai. Không khó với tất cả chúng ta, vậy nếu có 1 môi trường thử sức mình với: "part time job" bạn có muốn tham gia không?
Thu Hà.