Thực tế Lịch Sử
Địa điểm: Ngã ba Đồng Lộc
Thời gian: 7h đến 8h30, ngày 26 tháng 3 năm 2012.
Những làn gió nhẹ se se lạnh thổi nhè nhẹ từ biển vào đất liền tạo ra một bầu không khí mát dịu tại vùng biển Cửa Lò, càng làm cho mỗi người nao nao một cảm giác kì lạ sảng khoái trong chuyến đi tham quan của mình.
Địa điểm mà chúng tôi sẽ đến tiếp theo là là Ngã ba Đồng Lộc. Có lẽ không ai trong chúng ta không ít nhất một lần được nghe đến địa danh "Ngã ba Ðồng Lộc", một cái tên đã đi vào lịch sử dân tộc và gắn liền với những chiến công của các đơn vị Thanh niên xung phong trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Song không phải tất cả chúng ta đều đã có dịp đến Ngã ba Ðồng Lộc, đã nhìn thấy những gì còn lại trên mảnh đất này và đã nghe câu chuyện về những con người ở đây trong thời kỳ máu lửa. Trong lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trong những giai đoạn mà chiến tranh diễn ra ác liệt nhất, khốc liệt nhât. Đế quốc Mĩ đang ngày càng leo thang chiến tranh, tiếp tục bình định Miền nam kết hợp với phá hoại Miền Bắc. Trong hoàn cảnh mà chiến tranh diễn ra ác liệt như thế này, Đế quốc Mĩ không những hạn chế quy mô chiến tranh mà còn tiếp tục thực hiện nhiều hành động leo thang chiến tranh, tiến hành bắn phá nước ta cả hai miền. Nhưng Miền Bắc vẫn tích cực viện trợ cho tiền tuyến Miền Nam là hậu phương lớn của cả nước, khẩu hiệu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" luôn được cất lên.
Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.
Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường cản trở giao thông.
Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.
Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người - chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng phá bom, mở đường.
...Năm 1968 là năm khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh. Sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân, mặc dù ta giành được thắng lợi buộc Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hoá" chiến tranh, thừa nhận sự thất bại của chiến tranh cục bộ. Nhưng phía chúng ta phải trả giá bằng nhiều tổn thất. Yêu cầu tăng viện cho chiến trường vũ khí, lương thực, xăng dầu để củng cố lực lượng, giữ vững địa bàn trở nên vô cùng cấp thiết. Thêm vào đó, từ ném bom không hạn chế, Mỹ chuyển sang thực hiện kế hoạch ném bon hạn chế, tập trung toàn bộ sức mạnh không quân, hải quân đánh phá ác liệt khu vực này nhằm ngăn chặn và cắt đứt con đường chi viện cho tiền tuyến của ta. Ðường Trường Sơn qua sông Lam, sông La đến địa phận Hà Tĩnh phải phơi mình trống trải khoảng 50km giữa đồng bằng. Ðến ngã ba Bãi Vọt, đường chia làm hai nhánh. Một nhánh là đường số 1 men theo bờ biển qua Ðèo Ngang, nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của máy bay địch, hầu hết các cầu lớn đều bị phá. Nhánh kia là đường 15 qua Ngã ba Ðồng Lộc lên miền Tây Quảng Bình, vì vậy Ngã Ba Ðồng Lộc trở thành yết hầu của mạch giao thông nối liền "hậu phương lớn miền Bắc" với "tiền tuyến lớn miền Nam". Mỹ biết được điều đó nên đã tập trung toàn lực để cắt đứt con đường này, chỉ riêng nửa đầu năm 1968, chúng đã trút xuống nơi đây 4.200 quả bom và tên lửa các lọai, không kể bom nổ chậm và mìn sát thương... Như ở trên đã nói: Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông ở Ngã Ba Ðồng Lộc phải gánh chịu ít nhất 3 quả bom tấn. Bên địch quyết phá thì bên ta quyết giữ, chúng ta đã tập trung mọi nguồn lực để giữ bằng được con đường này.
Trong viện Bảo tàng có một căn phòng dành riêng cho 10 cô gái Thanh niên xung phong ở Ngã ba Ðồng Lộc và đây cũng là phần quan trọng nhất của bảo tàng. 10 cô gái đó là những chiến sĩ thuộc Tiểu đội 4, Ðại đội 2 Tổng đội Thanh niên xung phong 55 của tỉnh Hà Tĩnh do tiểu đội trưởng Võ Thị Tần chỉ huy. Tuổi đời các cô đều còn rất trẻ, chỉ trên dưới 20, ngoài tiểu đội trưởng Võ Thị Tần thì chưa ai có người yêu. Người trẻ nhất tiểu đội là Võ Thị Hà, lúc đó cô mới tròn 17 tuổi.
Các cô gái Thanh niên xung phong này đã có mặt tại Ngã ba Ðồng Lộc vào những ngày ác liệt nhất. Thường thì mọi hoạt động ở Ngã ba Ðồng Lộc đều diễn ra về đêm, ban ngày để mặc cho máy bay Mỹ bắn phá. Nhưng đêm ngày 23/7/1968 có lệnh đặc biệt phải thông đường. Nhận được lệnh của Ðại đội, 10 cô gái Thanh niên xung phong đã ra ngã ba giữa ban ngày với cuốc xẻng trên vai. Ra ngã ba giữa ban ngày làm nhiệm vụ, chỉ có mấy chiếc hầm sơ sài ở chân đồi che chở, mạng sống chỉ hoàn toàn trông chờ vào sự may mắn. Ðúng như dự đoán, sau mấy lần máy bay trinh sát bay qua, buổi chiều hôm ấy 15 lần các tốp máy bay lao tới trút bom vào mục tiêu nhỏ xíu phía dưới ngã ba mù mịt vì khói bom, 3 lần tiểu đội các cô bị bom vùi, nhưng sau đó các cô lại rũ đất đứng lên tiếp tục công việc. Nhưng đến lượt bom thứ 15 ấy, lúc công việc đang dở dang, một quả bom rơi ngay trước cửa hầm của 10 cô gai Thanh niên xung phong. Một phút trôi qua...rồi năm phút trôi qua... trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng dậy. Cả trận địa lặng đi... không khí trĩu nặng bao trùm... rồi òa lên tiếng khóc nức nở của những người đồng đội... Các cô đã hy sinh rồi!...
Khi người hướng dẫn viên kể đến đây, đã bắt đầu nghe thấy những tiềng khóc, tiếng sụt sịt, những giọt nước mát rơi trên những khuôn mặt trong cả đoàn người hơn 200 người đang đứng trước đài tưởng niệm. Nhưng mọi người thực sự òa lên khóc khi nghe người hướng dẫn viên kể chuyện về cái chết của tiểu đội phó Hồ Thị Cúc. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, đồng đội đã đào đất tìm được xác chín người, đặt lên 9 cái cáng xếp hàng ngang, chỉ riêng có Hồ Thị Cúc là vẫn chưa tìm được. Cả mặt trận quyết tâm phải tìm bằng được Cúc bởi mười cô gái đã cùng chiến đấu bên nhau, gắn bó thân thiết với nhau như chị em một nhà, nên mọi người quyết định phải tìm bằng được Cúc rồi mới tổ chức an táng cho các cô. Nhưng 2 tiếng, 3 tiếng...và đến hết ngày hôm đó, đồng đội vẫn chưa tìm được Cúc. Ðồng đội bật khóc, nhà thơ Yến Thanh đã viết thành một bài thơ:
Cúc ơi - tác giả Yến Thanh.
Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ-Xuân-Hà-Hường-Hợi-Rạng-Xuân- Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
(Chín bỏ làm mười răng được!)
Bọn anh đã bới tìm vết cuốc
Ðất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! Em ở đâu?
Ðất nâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng!
Cúc ơi! Em ở đâu?
Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố
Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn
Ở đâu hỡi Cúc
Đồng đội tìm em
Đũa găm, cơm úp
Gọi em
Gào em
Khan cổ cả rồi
Cúc ơi!
Phải chăng hương hồn cô Cúc linh thiêng đã nghe được lời đồng đội. Ba ngày sau, đồng đội tìm thấy thi thể cô nằm sâu trong lòng đất đá, đầu vẫn đội nón, vai vác cái cuốc, các đầu ngón tay đều thâm tím. Mọi người bảo rằng cô đã cố gắng bới đất chui lên nhưng hầm sâu quá... Cuối cùng thì các cô cũng lại được quây quần cùng nhau dưới lòng đất mẹ, khu mộ của các cô đặt dưới một ngọn đồi thoai thoải, cách tượng đài chiến thắng 200 mét.
... Những tia nắng ấm cùng với những làn gió hiu hiu nhẹ của buổi sáng bình minh. Những làn khói từ mộ của các cô bốc lên ngun ngút hoà quyện cùng với những làn sương trên sườn núi... như làm vơi đi những nỗi buồn, nỗi sót xa. Tất cả mọi người đều mong cho huơng hồn các cô được yên nghỉ ngon giấc nơi đây, tên tuổi của các cô sẽ sống mãi mãi cùng với Ngã ba Đồng Lộc - Nga ba huyền thoại!
Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc - tác giả Vương Trọng
Mười bát nhang cắm thế đủ rồi
Còn hương nữa hãy dành cho người khác
Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi
Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc
Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp
Như nắng trong thung như cỏ trên đồi!
Hoa cỏ may khâu nặng ống quần, kìa!
Ơi các em cổ quàng khăn đỏ
Bên bia mộ, xếp hàng nghiêm trang thế
Thương các chị lắm phải không?
Thì hãy quay về
Tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi và bao
vùng đất khác
Các chị còn khao khát bóng cây che!
- Hai tám năm trôi qua, chúng tôi
không thêm một tuổi nào
Ba lần chuyển chỗ nằm, lại trở về Đồng Lộc
Thương nhớ chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc
Về bón chăm cho lúa được mùa hơn
Bữa ăn cuối cùng mười chị em không có gạo
Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường!
- Cần gì ư? lời ai hỏi trong chiều
Chúng tôi chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu
Ngày bom vùi tóc tai bết đất
Nằm trong mộ rồi mái đầu chưa gội được
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc lên vài cây bồ kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang..
Mười cô gái Đồng Lộc:
Võ Thị Tần - 24 tuổi - tiểu đội trưởng - Hà Tĩnh
Hồ Thị Cúc - 24 tuổi - tiểu đội phó - Hương Sơn, Hà Tĩnh
Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sĩ - Can Lộc, Hà Tĩnh
Nguyễn Thị Xuân - 20 tuôi - chiến sĩ - Hà Tĩnh
Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ - Đức Thọ, Hà Tĩnh
Trần Thị Rạng - 19 tuổi - chiến sĩ - Đức Thọ, Hà Tĩnh
Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ - Đức Thọ, Hà Tĩnh
Nguyễn Thị Nhỏ - 24 tuổi - chiến sĩ
Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sĩ - Đức Thọ, Hà Tĩnh
Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ - thĩ xã Hà Tĩnh
... 5 chiếc xe ô tô lại lăn tiếp bánh đưa chung tôi rời khỏi Nga ba Đồng Lộc, để đi tới một địa điểm mới. Nhưng cái tên Ngã ba Đồng Lộc, những cái tên của các cô gái Thanh niên xung phong vẫn cứ đi theo dòng suy nghĩ của chúng tôi, đó là những hình ảnh đẹp nhất, sáng chói nhất của lứa tuổi thời thanh niên. Đó là những tấm gương điển hình cho lòng dũng cảm, gan dạ, không ngại khó khăn, gian khổ luôn quên mình vì Tổ quốc thân yêu - Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Ngã ba Đồng Lộc cùng 10 cô gái Thanh niên xung phong đã đã trở thành huyền thoại trong lòng người, là khúc tráng ca bất tử của tuổi trẻ trong cuộc chiến tranh giải phóng thống nhất đất nước.
"...Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh tiếng hát ai vang vọng cây rừng.
Phải chăng em cô gái mở đường không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát.
Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường.
Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường.
Em đi lên rừng cây xanh mở lối em đi lên núi núi ngả cúi đầu.
Em đi bắc những nhịp cầu nối những con đường.
Tổ quốc yêu thương cho xe thẳng tới chiến trường.
Cô gái miền quê ra đi cứu nước mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn..."
Một chuyến Cố Đô Huế.
Địa điểm: Ngã ba Đồng Lộc
Thời gian: 7h đến 8h30, ngày 26 tháng 3 năm 2012.
Những làn gió nhẹ se se lạnh thổi nhè nhẹ từ biển vào đất liền tạo ra một bầu không khí mát dịu tại vùng biển Cửa Lò, càng làm cho mỗi người nao nao một cảm giác kì lạ sảng khoái trong chuyến đi tham quan của mình.
Địa điểm mà chúng tôi sẽ đến tiếp theo là là Ngã ba Đồng Lộc. Có lẽ không ai trong chúng ta không ít nhất một lần được nghe đến địa danh "Ngã ba Ðồng Lộc", một cái tên đã đi vào lịch sử dân tộc và gắn liền với những chiến công của các đơn vị Thanh niên xung phong trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Song không phải tất cả chúng ta đều đã có dịp đến Ngã ba Ðồng Lộc, đã nhìn thấy những gì còn lại trên mảnh đất này và đã nghe câu chuyện về những con người ở đây trong thời kỳ máu lửa. Trong lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trong những giai đoạn mà chiến tranh diễn ra ác liệt nhất, khốc liệt nhât. Đế quốc Mĩ đang ngày càng leo thang chiến tranh, tiếp tục bình định Miền nam kết hợp với phá hoại Miền Bắc. Trong hoàn cảnh mà chiến tranh diễn ra ác liệt như thế này, Đế quốc Mĩ không những hạn chế quy mô chiến tranh mà còn tiếp tục thực hiện nhiều hành động leo thang chiến tranh, tiến hành bắn phá nước ta cả hai miền. Nhưng Miền Bắc vẫn tích cực viện trợ cho tiền tuyến Miền Nam là hậu phương lớn của cả nước, khẩu hiệu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" luôn được cất lên.
Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.
Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường cản trở giao thông.
Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.
Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người - chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng phá bom, mở đường.
...Năm 1968 là năm khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh. Sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân, mặc dù ta giành được thắng lợi buộc Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hoá" chiến tranh, thừa nhận sự thất bại của chiến tranh cục bộ. Nhưng phía chúng ta phải trả giá bằng nhiều tổn thất. Yêu cầu tăng viện cho chiến trường vũ khí, lương thực, xăng dầu để củng cố lực lượng, giữ vững địa bàn trở nên vô cùng cấp thiết. Thêm vào đó, từ ném bom không hạn chế, Mỹ chuyển sang thực hiện kế hoạch ném bon hạn chế, tập trung toàn bộ sức mạnh không quân, hải quân đánh phá ác liệt khu vực này nhằm ngăn chặn và cắt đứt con đường chi viện cho tiền tuyến của ta. Ðường Trường Sơn qua sông Lam, sông La đến địa phận Hà Tĩnh phải phơi mình trống trải khoảng 50km giữa đồng bằng. Ðến ngã ba Bãi Vọt, đường chia làm hai nhánh. Một nhánh là đường số 1 men theo bờ biển qua Ðèo Ngang, nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của máy bay địch, hầu hết các cầu lớn đều bị phá. Nhánh kia là đường 15 qua Ngã ba Ðồng Lộc lên miền Tây Quảng Bình, vì vậy Ngã Ba Ðồng Lộc trở thành yết hầu của mạch giao thông nối liền "hậu phương lớn miền Bắc" với "tiền tuyến lớn miền Nam". Mỹ biết được điều đó nên đã tập trung toàn lực để cắt đứt con đường này, chỉ riêng nửa đầu năm 1968, chúng đã trút xuống nơi đây 4.200 quả bom và tên lửa các lọai, không kể bom nổ chậm và mìn sát thương... Như ở trên đã nói: Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông ở Ngã Ba Ðồng Lộc phải gánh chịu ít nhất 3 quả bom tấn. Bên địch quyết phá thì bên ta quyết giữ, chúng ta đã tập trung mọi nguồn lực để giữ bằng được con đường này.
Trong viện Bảo tàng có một căn phòng dành riêng cho 10 cô gái Thanh niên xung phong ở Ngã ba Ðồng Lộc và đây cũng là phần quan trọng nhất của bảo tàng. 10 cô gái đó là những chiến sĩ thuộc Tiểu đội 4, Ðại đội 2 Tổng đội Thanh niên xung phong 55 của tỉnh Hà Tĩnh do tiểu đội trưởng Võ Thị Tần chỉ huy. Tuổi đời các cô đều còn rất trẻ, chỉ trên dưới 20, ngoài tiểu đội trưởng Võ Thị Tần thì chưa ai có người yêu. Người trẻ nhất tiểu đội là Võ Thị Hà, lúc đó cô mới tròn 17 tuổi.
Các cô gái Thanh niên xung phong này đã có mặt tại Ngã ba Ðồng Lộc vào những ngày ác liệt nhất. Thường thì mọi hoạt động ở Ngã ba Ðồng Lộc đều diễn ra về đêm, ban ngày để mặc cho máy bay Mỹ bắn phá. Nhưng đêm ngày 23/7/1968 có lệnh đặc biệt phải thông đường. Nhận được lệnh của Ðại đội, 10 cô gái Thanh niên xung phong đã ra ngã ba giữa ban ngày với cuốc xẻng trên vai. Ra ngã ba giữa ban ngày làm nhiệm vụ, chỉ có mấy chiếc hầm sơ sài ở chân đồi che chở, mạng sống chỉ hoàn toàn trông chờ vào sự may mắn. Ðúng như dự đoán, sau mấy lần máy bay trinh sát bay qua, buổi chiều hôm ấy 15 lần các tốp máy bay lao tới trút bom vào mục tiêu nhỏ xíu phía dưới ngã ba mù mịt vì khói bom, 3 lần tiểu đội các cô bị bom vùi, nhưng sau đó các cô lại rũ đất đứng lên tiếp tục công việc. Nhưng đến lượt bom thứ 15 ấy, lúc công việc đang dở dang, một quả bom rơi ngay trước cửa hầm của 10 cô gai Thanh niên xung phong. Một phút trôi qua...rồi năm phút trôi qua... trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng dậy. Cả trận địa lặng đi... không khí trĩu nặng bao trùm... rồi òa lên tiếng khóc nức nở của những người đồng đội... Các cô đã hy sinh rồi!...
Khi người hướng dẫn viên kể đến đây, đã bắt đầu nghe thấy những tiềng khóc, tiếng sụt sịt, những giọt nước mát rơi trên những khuôn mặt trong cả đoàn người hơn 200 người đang đứng trước đài tưởng niệm. Nhưng mọi người thực sự òa lên khóc khi nghe người hướng dẫn viên kể chuyện về cái chết của tiểu đội phó Hồ Thị Cúc. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, đồng đội đã đào đất tìm được xác chín người, đặt lên 9 cái cáng xếp hàng ngang, chỉ riêng có Hồ Thị Cúc là vẫn chưa tìm được. Cả mặt trận quyết tâm phải tìm bằng được Cúc bởi mười cô gái đã cùng chiến đấu bên nhau, gắn bó thân thiết với nhau như chị em một nhà, nên mọi người quyết định phải tìm bằng được Cúc rồi mới tổ chức an táng cho các cô. Nhưng 2 tiếng, 3 tiếng...và đến hết ngày hôm đó, đồng đội vẫn chưa tìm được Cúc. Ðồng đội bật khóc, nhà thơ Yến Thanh đã viết thành một bài thơ:
Cúc ơi - tác giả Yến Thanh.
Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ-Xuân-Hà-Hường-Hợi-Rạng-Xuân- Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
(Chín bỏ làm mười răng được!)
Bọn anh đã bới tìm vết cuốc
Ðất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! Em ở đâu?
Ðất nâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng!
Cúc ơi! Em ở đâu?
Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố
Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn
Ở đâu hỡi Cúc
Đồng đội tìm em
Đũa găm, cơm úp
Gọi em
Gào em
Khan cổ cả rồi
Cúc ơi!
Phải chăng hương hồn cô Cúc linh thiêng đã nghe được lời đồng đội. Ba ngày sau, đồng đội tìm thấy thi thể cô nằm sâu trong lòng đất đá, đầu vẫn đội nón, vai vác cái cuốc, các đầu ngón tay đều thâm tím. Mọi người bảo rằng cô đã cố gắng bới đất chui lên nhưng hầm sâu quá... Cuối cùng thì các cô cũng lại được quây quần cùng nhau dưới lòng đất mẹ, khu mộ của các cô đặt dưới một ngọn đồi thoai thoải, cách tượng đài chiến thắng 200 mét.
... Những tia nắng ấm cùng với những làn gió hiu hiu nhẹ của buổi sáng bình minh. Những làn khói từ mộ của các cô bốc lên ngun ngút hoà quyện cùng với những làn sương trên sườn núi... như làm vơi đi những nỗi buồn, nỗi sót xa. Tất cả mọi người đều mong cho huơng hồn các cô được yên nghỉ ngon giấc nơi đây, tên tuổi của các cô sẽ sống mãi mãi cùng với Ngã ba Đồng Lộc - Nga ba huyền thoại!
Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc - tác giả Vương Trọng
Mười bát nhang cắm thế đủ rồi
Còn hương nữa hãy dành cho người khác
Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi
Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc
Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp
Như nắng trong thung như cỏ trên đồi!
Hoa cỏ may khâu nặng ống quần, kìa!
Ơi các em cổ quàng khăn đỏ
Bên bia mộ, xếp hàng nghiêm trang thế
Thương các chị lắm phải không?
Thì hãy quay về
Tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi và bao
vùng đất khác
Các chị còn khao khát bóng cây che!
- Hai tám năm trôi qua, chúng tôi
không thêm một tuổi nào
Ba lần chuyển chỗ nằm, lại trở về Đồng Lộc
Thương nhớ chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc
Về bón chăm cho lúa được mùa hơn
Bữa ăn cuối cùng mười chị em không có gạo
Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường!
- Cần gì ư? lời ai hỏi trong chiều
Chúng tôi chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu
Ngày bom vùi tóc tai bết đất
Nằm trong mộ rồi mái đầu chưa gội được
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc lên vài cây bồ kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang..
Mười cô gái Đồng Lộc:
Võ Thị Tần - 24 tuổi - tiểu đội trưởng - Hà Tĩnh
Hồ Thị Cúc - 24 tuổi - tiểu đội phó - Hương Sơn, Hà Tĩnh
Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sĩ - Can Lộc, Hà Tĩnh
Nguyễn Thị Xuân - 20 tuôi - chiến sĩ - Hà Tĩnh
Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ - Đức Thọ, Hà Tĩnh
Trần Thị Rạng - 19 tuổi - chiến sĩ - Đức Thọ, Hà Tĩnh
Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ - Đức Thọ, Hà Tĩnh
Nguyễn Thị Nhỏ - 24 tuổi - chiến sĩ
Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sĩ - Đức Thọ, Hà Tĩnh
Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ - thĩ xã Hà Tĩnh
... 5 chiếc xe ô tô lại lăn tiếp bánh đưa chung tôi rời khỏi Nga ba Đồng Lộc, để đi tới một địa điểm mới. Nhưng cái tên Ngã ba Đồng Lộc, những cái tên của các cô gái Thanh niên xung phong vẫn cứ đi theo dòng suy nghĩ của chúng tôi, đó là những hình ảnh đẹp nhất, sáng chói nhất của lứa tuổi thời thanh niên. Đó là những tấm gương điển hình cho lòng dũng cảm, gan dạ, không ngại khó khăn, gian khổ luôn quên mình vì Tổ quốc thân yêu - Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Ngã ba Đồng Lộc cùng 10 cô gái Thanh niên xung phong đã đã trở thành huyền thoại trong lòng người, là khúc tráng ca bất tử của tuổi trẻ trong cuộc chiến tranh giải phóng thống nhất đất nước.
"...Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh tiếng hát ai vang vọng cây rừng.
Phải chăng em cô gái mở đường không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát.
Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường.
Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường.
Em đi lên rừng cây xanh mở lối em đi lên núi núi ngả cúi đầu.
Em đi bắc những nhịp cầu nối những con đường.
Tổ quốc yêu thương cho xe thẳng tới chiến trường.
Cô gái miền quê ra đi cứu nước mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn..."
Một chuyến Cố Đô Huế.
Được sửa bởi ich_giang ngày 5/4/2012, 11:41; sửa lần 1.