7h30 sáng nay, gần một triệu học sinh trên cả nước bắt đầu thi môn Văn, mở đầu cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. Do lịch thi trùng vào ngày nghỉ nên ùn tắc không xảy ra.
Sau cơn mưa giải nhiệt đêm hôm trước, sáng 2/6, thời tiết Hà Nội trong lành, mát mẻ. Từ sáng sớm, công an phường được tăng cường tại các điểm thi nhằm hướng dẫn giao thông, tránh tình trạng lộn xộn, tắc nghẽn.
Là buổi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp nên các trường yêu cầu thí sinh phải có mặt tại điểm thi từ 6h30 để làm thủ tục. Tuy nhiên, với tâm lý thoải mái trước một kỳ thi không mấy căng thẳng, gần 7h nhiều thí sinh mới được bố mẹ đưa đến điểm thi THPT Cầu Giấy. Một số em vào phòng thi nhưng quên giấy tờ nên vội vàng chạy ra cổng tìm bố mẹ đang đứng túc trực.
Ông Lê Đình Đạt (Cầu Giấy) cho biết, gọi con trai dậy từ lúc 5h30 để làm vệ sinh cá nhân rồi đến điểm thi. "Cháu học khối D nên không lo lắng gì khi bước vào thi môn Văn. Thời điểm này cháu vẫn giữ lịch học khuya, nhưng chủ yếu là học để ôn thi đại học. Thi tốt nghiệp cháu nói không đáng ngại lắm", ông Đạt nói.
Tại điểm thi THPT Yên Hòa, từ 6h phụ huynh và học sinh đã tập trung rất đông trước cổng. Một vài thí sinh đến muộn, hớt hải nhờ bảo vệ mở cổng vào. Có em quên chứng minh thư, được bố mẹ nhờ bảo vệ mang vào tận phòng.
Thí sinh trước giờ làm bài thi môn Văn. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong tiết trời mát mẻ, các thí sinh ở Đà Nẵng đến các hội đồng thi từ rất sớm. Do không trùng với giờ đi làm của người lớn nên tuyệt đối không có các điểm ùn tắc giao thông cục bộ như thường ngày.
Tại điểm thi THPT Trần Phú (quận Hải Châu) nhiều thí sinh tỏ rõ sự lo lắng trên khuôn mặt khi tranh thủ ôn lại bài trước lúc vào phòng. Đúng 7h, hầu hết các điểm thi tại Đà Nẵng đã đón đủ thí sinh. Toàn thành phố có hơn 12.500 thí sinh.
Tại TP HCM, sau cơn mưa đêm qua thời tiết khá mát mẻ. Phụ huynh và thí sinh đến điểm thi trong tâm lý thoải mái. Khoảng 6h, nhiều phụ huynh và thí sinh đã có mặt tại điểm thi THPT Lê Hồng Phong.
Chị Hồ Thị Minh Ngọc, phụ huynh thí sinh Bùi Hữu Duyệt (quận Tân Phú) cho biết, 5h sáng chị đã đưa con đi thi. "Cũng vì lo lắng, sợ đi đường xa gặp sự cố hoặc kẹt xe nên tôi đưa cháu đi sớm cho thoải mái. Hôm qua tôi cũng nhắc nhở cháu ngủ sớm không phải lo ôn bài nữa", chị Ngọc chia sẻ.
Tại trường chuyên Trần Đại Nghĩa, trong buổi khai mạc ngày thi đầu tiên còn có Phó chủ tịch TP HCM Hứa Ngọc Thuận, và Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Hồng Sơn đến dự. Các vị lãnh đạo gửi lời chúc và động viên đến các thí sinh cố gắng thi thật tốt để đạt kết quả cao nhất.
Ông Sơn cũng lưu ý các thí sinh không nên ôn bài mà cần để tâm lý thoải mái nhất trước khi bước vào phòng thi. "Tôi cũng hy vọng tại hội đồng thi này sẽ có nhiều thí sinh đạt thủ khoa", vị Giám đốc Sở tin tưởng.
Thí sinh THPT Trần Đại Nghĩa làm thủ tục vào phòng thi. Ảnh: Thiên Chương.
Trong khi đó, ở Nghệ An, trời mưa rả rích từ mờ sáng. Nhiều thí sinh đạp xe đến điểm thi THPT Lê Viết Thuật với tâm lí thoải mái, tự tin. "Áp lực kỳ thi tốt nghiệp rất nhỏ, em tin mình sẽ vượt qua để chờ đợi kì thi đại học sắp tới", thí sinh Nguyễn Anh Minh tâm sự.
Để chuẩn bị cho kỳ thi của 42.000 thí sinh, Nghệ An huy động gần 1.000 cảnh sát cùng hàng trăm nhân viên y tế phục vụ công tác thi ở 90 hội đồng của 59 cụm thi trong tỉnh. Các thí sinh ở miền núi, vùng sâu, vùng xa phải qua sông Lam bằng đò, còn hàng trăm thí sinh ở các bản làng vùng biên phải trèo đèo, lội suối thuê trọ ở gần các điểm trường để dự thi tốt nghiệp.
Trước đó, ở Nghệ An rộ thông tin các phòng thi sẽ được nới lỏng khiến điểm bán phao thi nở rộ. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT Nghệ An có công văn chấn chỉnh, nhắc nhở các điểm thi siết chặt kỷ luật, không để các sự cố đáng tiếc xảy ra.
Năm nay, cả nước có hơn 963.000 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó hơn 856.000 học sinh THPT, còn lại là thí sinh giáo dục thường xuyên. Thí sinh sẽ làm bài ở hơn 2.300 hội đồng thi, dưới sự giám sát của 124.000 giáo viên, giám thị.
Tin từ VnExpress
Sau cơn mưa giải nhiệt đêm hôm trước, sáng 2/6, thời tiết Hà Nội trong lành, mát mẻ. Từ sáng sớm, công an phường được tăng cường tại các điểm thi nhằm hướng dẫn giao thông, tránh tình trạng lộn xộn, tắc nghẽn.
Là buổi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp nên các trường yêu cầu thí sinh phải có mặt tại điểm thi từ 6h30 để làm thủ tục. Tuy nhiên, với tâm lý thoải mái trước một kỳ thi không mấy căng thẳng, gần 7h nhiều thí sinh mới được bố mẹ đưa đến điểm thi THPT Cầu Giấy. Một số em vào phòng thi nhưng quên giấy tờ nên vội vàng chạy ra cổng tìm bố mẹ đang đứng túc trực.
Ông Lê Đình Đạt (Cầu Giấy) cho biết, gọi con trai dậy từ lúc 5h30 để làm vệ sinh cá nhân rồi đến điểm thi. "Cháu học khối D nên không lo lắng gì khi bước vào thi môn Văn. Thời điểm này cháu vẫn giữ lịch học khuya, nhưng chủ yếu là học để ôn thi đại học. Thi tốt nghiệp cháu nói không đáng ngại lắm", ông Đạt nói.
Tại điểm thi THPT Yên Hòa, từ 6h phụ huynh và học sinh đã tập trung rất đông trước cổng. Một vài thí sinh đến muộn, hớt hải nhờ bảo vệ mở cổng vào. Có em quên chứng minh thư, được bố mẹ nhờ bảo vệ mang vào tận phòng.
Thí sinh trước giờ làm bài thi môn Văn. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong tiết trời mát mẻ, các thí sinh ở Đà Nẵng đến các hội đồng thi từ rất sớm. Do không trùng với giờ đi làm của người lớn nên tuyệt đối không có các điểm ùn tắc giao thông cục bộ như thường ngày.
Tại điểm thi THPT Trần Phú (quận Hải Châu) nhiều thí sinh tỏ rõ sự lo lắng trên khuôn mặt khi tranh thủ ôn lại bài trước lúc vào phòng. Đúng 7h, hầu hết các điểm thi tại Đà Nẵng đã đón đủ thí sinh. Toàn thành phố có hơn 12.500 thí sinh.
Tại TP HCM, sau cơn mưa đêm qua thời tiết khá mát mẻ. Phụ huynh và thí sinh đến điểm thi trong tâm lý thoải mái. Khoảng 6h, nhiều phụ huynh và thí sinh đã có mặt tại điểm thi THPT Lê Hồng Phong.
Chị Hồ Thị Minh Ngọc, phụ huynh thí sinh Bùi Hữu Duyệt (quận Tân Phú) cho biết, 5h sáng chị đã đưa con đi thi. "Cũng vì lo lắng, sợ đi đường xa gặp sự cố hoặc kẹt xe nên tôi đưa cháu đi sớm cho thoải mái. Hôm qua tôi cũng nhắc nhở cháu ngủ sớm không phải lo ôn bài nữa", chị Ngọc chia sẻ.
Tại trường chuyên Trần Đại Nghĩa, trong buổi khai mạc ngày thi đầu tiên còn có Phó chủ tịch TP HCM Hứa Ngọc Thuận, và Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Hồng Sơn đến dự. Các vị lãnh đạo gửi lời chúc và động viên đến các thí sinh cố gắng thi thật tốt để đạt kết quả cao nhất.
Ông Sơn cũng lưu ý các thí sinh không nên ôn bài mà cần để tâm lý thoải mái nhất trước khi bước vào phòng thi. "Tôi cũng hy vọng tại hội đồng thi này sẽ có nhiều thí sinh đạt thủ khoa", vị Giám đốc Sở tin tưởng.
Thí sinh THPT Trần Đại Nghĩa làm thủ tục vào phòng thi. Ảnh: Thiên Chương.
Trong khi đó, ở Nghệ An, trời mưa rả rích từ mờ sáng. Nhiều thí sinh đạp xe đến điểm thi THPT Lê Viết Thuật với tâm lí thoải mái, tự tin. "Áp lực kỳ thi tốt nghiệp rất nhỏ, em tin mình sẽ vượt qua để chờ đợi kì thi đại học sắp tới", thí sinh Nguyễn Anh Minh tâm sự.
Để chuẩn bị cho kỳ thi của 42.000 thí sinh, Nghệ An huy động gần 1.000 cảnh sát cùng hàng trăm nhân viên y tế phục vụ công tác thi ở 90 hội đồng của 59 cụm thi trong tỉnh. Các thí sinh ở miền núi, vùng sâu, vùng xa phải qua sông Lam bằng đò, còn hàng trăm thí sinh ở các bản làng vùng biên phải trèo đèo, lội suối thuê trọ ở gần các điểm trường để dự thi tốt nghiệp.
Trước đó, ở Nghệ An rộ thông tin các phòng thi sẽ được nới lỏng khiến điểm bán phao thi nở rộ. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT Nghệ An có công văn chấn chỉnh, nhắc nhở các điểm thi siết chặt kỷ luật, không để các sự cố đáng tiếc xảy ra.
Năm nay, cả nước có hơn 963.000 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó hơn 856.000 học sinh THPT, còn lại là thí sinh giáo dục thường xuyên. Thí sinh sẽ làm bài ở hơn 2.300 hội đồng thi, dưới sự giám sát của 124.000 giáo viên, giám thị.
Tin từ VnExpress