"Trường Sa luôn trong trái tim tôi và những đồng đội nằm ở đó", ông Dũng cất giọng sang sảng, tay đặt lên ngực đen sạm, in những vết sẹo do mảnh đạn pháo. Ký ức về những đồng đội hy sinh ở Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) năm 1988 ùa về.
Cựu binh Trần Thiên Phụng chụp ảnh với vợ trước ngày lên đường nhập ngũ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Sau Tết Nguyên đán năm 1988, ở tuổi 23, chàng thanh niên rời quê nhà ở Cẩm Lệ (Đà Nẵng) và bạn gái trong thôn để lên đường nhập ngũ tại Trung đoàn 83, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam. Ngày 12/3/1988 sau bữa cơm chiều vội vàng ở cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), mọi người khẩn trương chuẩn bị hành lý, vật dụng tập kết lên tàu bắt đầu chiến dịch CQ-88 trực chỉ ra xây dựng đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa).
"Nhiệm vụ của chúng tôi lúc đó là xây dựng và cắm cờ chủ quyền trên đảo. Ai cũng háo hức vì lần đầu được ra đảo xa. Trên tàu mọi người say sưa ca hát, có người say sóng nhưng vẫn đầy hứng khởi vì ra đảo sẽ được thỏa sức vẫy vùng cùng sóng biển", ông Dũng kể.
Sau gần một ngày rẽ sóng ra khơi, khoảng 5h chiều 13/3, hai tàu HQ 604 và 505 đến địa phận đảo Gạc Ma. Cảm giác được nhìn thấy những mỏm đá san hô, dải cát vàng giữa biển khiến ai cũng thích thú. Các thủy thủ dự định dựng ngôi nhà nhỏ xinh ngay trên mặt san hô.
Chỉ ít giờ sau khi có sự xuất hiện của hải quân Việt Nam, phía Trung Quốc bất ngờ cho tàu lớn ra uy hiếp. Tuy nhiên, theo ông Dũng, mọi người trong đoàn vẫn tiếp tục vận chuyển vật liệu lên đảo.
Cùng có mặt trên tàu HQ 604 năm đó, thương binh Trần Thiên Phụng (trú TP Đông Hà, Quảng Trị) mắt đỏ hoe kể về buổi tối 13/3/1988. "Giữa biển đêm, binh nhất Hoàng Ánh Đông (quê Quảng Bình) ngồi tựa vào cây đàn ghi ta, vừa đệm vừa hát bài Lạy mẹ con đi, ai nghe cũng rưng rưng vì nhớ nhà, nhớ mẹ. Có đứa bảo, đi đảo lần này vẫn chưa kịp chào từ biệt mẹ. Thấy như mình có lỗi với mẹ vậy!", ông Phụng kể.
Nỗi nhớ đồng đội đã mãi nằm lại đảo Gạc Ma luôn thường trực trong tâm trí cựu binh Đức. Ảnh: Nguyễn Đông
3h sáng 14/3, tranh thủ nước rút, hải quân Việt Nam đã bơi vào đảo cắm cờ chủ quyền và vận chuyển vật liệu bằng chiếc ca nô nhỏ buộc dây từ tàu xuống. Theo ông Phụng, lúc này ca nô của Trung Quốc gây hấn bằng việc cắt những sợi dây dẫn vận chuyển vật liệu từ tàu HQ 604 vào đảo. Mọi người vẫn kiên trì bám đảo và được lệnh không nổ súng để giữ hòa khí. Tuy nhiên, đến 7h sáng, phía Trung Quốc bất ngờ bắn súng chỉ thiên.
Ông Phan Văn Đức (45 tuổi, trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), là người trực tiếp vận chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma. Ánh mắt nhìn xa xăm về phía biển, ông nhớ lại, giữa loạt đạn rền vang, Trung úy Trần Văn Phương vẫn hiên ngang giữ ngọn cờ chủ quyền và hô vang: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của hải quân Việt Nam anh hùng". Sau khi trung úy Phương nằm xuống, đồng đội Nguyễn Văn Lanh lao lên, khi gục ngã bàn tay anh vẫn bám chắc ngọn cờ.
Do không tương quan về lực lượng và vũ khí chiến đấu, tàu HQ 604 trúng đạn, từng chiến sĩ vẫn cố bám trụ trên con tàu chìm dần giữa biển. Ông Dũng, ông Phụng may mắn trụ trên một khúc gỗ nổi. Còn ông Đức khi bị trúng đạn ở vai cũng rướn sức ngụp lặn và bám vào một khúc gỗ cho đến khi được tàu cứu hộ của Hải quân Việt Nam vớt đưa vào đảo Sinh Tồn.
Trong lễ truy điệu những chiến sĩ đã hy sinh trên đảo tổ chức tại cảng Cam Ranh, lần đầu tiên trong đời ông Đức đã khóc. "Tôi khóc vì nỗi đau vừa mất đi những người đồng đội đêm trước còn ngồi tâm sự, kể chuyện người yêu mà nay đã mãi nằm lại nơi biển lạnh", cựu binh Đức kể.
Người lính Trường Sa năm xưa đang mưu sinh. Ảnh: Nguyễn Đông
Nhiều năm đã trôi qua, những lúc một mình đi dọc mé biển, ông Đức lại hướng ánh mắt đăm chiêu về phía biển xa. "Ngần ấy năm là quãng thời gian tôi bị ám ảnh bởi những đồng đội. Nhiều khi như người mất hồn đi lang thang dọc bãi biển Sơn Trà, có lẽ hồn tôi đã ở lại với Gạc Ma rồi!", người đàn ông gày gò nói.
Còn với ông Phụng, những vết thương trên thân thể luôn gợi ông nhớ về Trường Sa, về những đồng đội sát cánh cùng nhau, dù trong số họ, nhiều người đã mãi hòa máu mình vào lòng đảo Gạc Ma. Lạy mẹ con đi - bài hát cuối cùng của 64 đồng đội nằm xuống vẫn vẳng vẳng trong tim họ.
Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất...” - Theo Lịch sử vùng III Hải quân 1975 - 2005
Nguyễn Đông Vnexpress
Cựu binh Trần Thiên Phụng chụp ảnh với vợ trước ngày lên đường nhập ngũ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Sau Tết Nguyên đán năm 1988, ở tuổi 23, chàng thanh niên rời quê nhà ở Cẩm Lệ (Đà Nẵng) và bạn gái trong thôn để lên đường nhập ngũ tại Trung đoàn 83, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam. Ngày 12/3/1988 sau bữa cơm chiều vội vàng ở cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), mọi người khẩn trương chuẩn bị hành lý, vật dụng tập kết lên tàu bắt đầu chiến dịch CQ-88 trực chỉ ra xây dựng đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa).
"Nhiệm vụ của chúng tôi lúc đó là xây dựng và cắm cờ chủ quyền trên đảo. Ai cũng háo hức vì lần đầu được ra đảo xa. Trên tàu mọi người say sưa ca hát, có người say sóng nhưng vẫn đầy hứng khởi vì ra đảo sẽ được thỏa sức vẫy vùng cùng sóng biển", ông Dũng kể.
Sau gần một ngày rẽ sóng ra khơi, khoảng 5h chiều 13/3, hai tàu HQ 604 và 505 đến địa phận đảo Gạc Ma. Cảm giác được nhìn thấy những mỏm đá san hô, dải cát vàng giữa biển khiến ai cũng thích thú. Các thủy thủ dự định dựng ngôi nhà nhỏ xinh ngay trên mặt san hô.
Chỉ ít giờ sau khi có sự xuất hiện của hải quân Việt Nam, phía Trung Quốc bất ngờ cho tàu lớn ra uy hiếp. Tuy nhiên, theo ông Dũng, mọi người trong đoàn vẫn tiếp tục vận chuyển vật liệu lên đảo.
Cùng có mặt trên tàu HQ 604 năm đó, thương binh Trần Thiên Phụng (trú TP Đông Hà, Quảng Trị) mắt đỏ hoe kể về buổi tối 13/3/1988. "Giữa biển đêm, binh nhất Hoàng Ánh Đông (quê Quảng Bình) ngồi tựa vào cây đàn ghi ta, vừa đệm vừa hát bài Lạy mẹ con đi, ai nghe cũng rưng rưng vì nhớ nhà, nhớ mẹ. Có đứa bảo, đi đảo lần này vẫn chưa kịp chào từ biệt mẹ. Thấy như mình có lỗi với mẹ vậy!", ông Phụng kể.
Nỗi nhớ đồng đội đã mãi nằm lại đảo Gạc Ma luôn thường trực trong tâm trí cựu binh Đức. Ảnh: Nguyễn Đông
3h sáng 14/3, tranh thủ nước rút, hải quân Việt Nam đã bơi vào đảo cắm cờ chủ quyền và vận chuyển vật liệu bằng chiếc ca nô nhỏ buộc dây từ tàu xuống. Theo ông Phụng, lúc này ca nô của Trung Quốc gây hấn bằng việc cắt những sợi dây dẫn vận chuyển vật liệu từ tàu HQ 604 vào đảo. Mọi người vẫn kiên trì bám đảo và được lệnh không nổ súng để giữ hòa khí. Tuy nhiên, đến 7h sáng, phía Trung Quốc bất ngờ bắn súng chỉ thiên.
Ông Phan Văn Đức (45 tuổi, trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), là người trực tiếp vận chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma. Ánh mắt nhìn xa xăm về phía biển, ông nhớ lại, giữa loạt đạn rền vang, Trung úy Trần Văn Phương vẫn hiên ngang giữ ngọn cờ chủ quyền và hô vang: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của hải quân Việt Nam anh hùng". Sau khi trung úy Phương nằm xuống, đồng đội Nguyễn Văn Lanh lao lên, khi gục ngã bàn tay anh vẫn bám chắc ngọn cờ.
Do không tương quan về lực lượng và vũ khí chiến đấu, tàu HQ 604 trúng đạn, từng chiến sĩ vẫn cố bám trụ trên con tàu chìm dần giữa biển. Ông Dũng, ông Phụng may mắn trụ trên một khúc gỗ nổi. Còn ông Đức khi bị trúng đạn ở vai cũng rướn sức ngụp lặn và bám vào một khúc gỗ cho đến khi được tàu cứu hộ của Hải quân Việt Nam vớt đưa vào đảo Sinh Tồn.
Trong lễ truy điệu những chiến sĩ đã hy sinh trên đảo tổ chức tại cảng Cam Ranh, lần đầu tiên trong đời ông Đức đã khóc. "Tôi khóc vì nỗi đau vừa mất đi những người đồng đội đêm trước còn ngồi tâm sự, kể chuyện người yêu mà nay đã mãi nằm lại nơi biển lạnh", cựu binh Đức kể.
Người lính Trường Sa năm xưa đang mưu sinh. Ảnh: Nguyễn Đông
Nhiều năm đã trôi qua, những lúc một mình đi dọc mé biển, ông Đức lại hướng ánh mắt đăm chiêu về phía biển xa. "Ngần ấy năm là quãng thời gian tôi bị ám ảnh bởi những đồng đội. Nhiều khi như người mất hồn đi lang thang dọc bãi biển Sơn Trà, có lẽ hồn tôi đã ở lại với Gạc Ma rồi!", người đàn ông gày gò nói.
Còn với ông Phụng, những vết thương trên thân thể luôn gợi ông nhớ về Trường Sa, về những đồng đội sát cánh cùng nhau, dù trong số họ, nhiều người đã mãi hòa máu mình vào lòng đảo Gạc Ma. Lạy mẹ con đi - bài hát cuối cùng của 64 đồng đội nằm xuống vẫn vẳng vẳng trong tim họ.
“Lạy mẹ con đi ôm ấp linh hồn Việt Nam
Lạy mẹ con đi noi theo chí hùng ngàn năm
Vắng con mẹ buồn là bởi ý thiên khơi nguồn
Nhưng còn gì hơn tình nước vẫn trong tình con…”
Lạy mẹ con đi noi theo chí hùng ngàn năm
Vắng con mẹ buồn là bởi ý thiên khơi nguồn
Nhưng còn gì hơn tình nước vẫn trong tình con…”
Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất...” - Theo Lịch sử vùng III Hải quân 1975 - 2005
Nguyễn Đông Vnexpress