Câu lạc bộ tình nguyện Hòa Bình Xanh Việt Nam


Nghệ thuật nói “Không”

    binhminhxanh92
    binhminhxanh92
    Cấp 15
    Cấp 15
    Tên thật Tên thật : Nguyễn Thị Nhung
    Đến từ Đến từ : Thái Bình

    Nghệ thuật nói “Không” Empty Nghệ thuật nói “Không”

    Bài gửi by binhminhxanh92 25/3/2013, 09:14

    Càng khó nói lời từ chối bao
    nhiêu, bạn lại càng dễ bị stress, chán nản bấy nhiêu. Nói không trên
    thực tế là một thử thách lớn đối với nhiều người.


    Có một câu chuyện khá thú vị về nghệ
    thuật nói không. Vào một ngày trong năm 1965, nhà kinh tế học uy tín,
    chính trị gia nổi tiếng John Galbraith đang ngủ trưa tại nhà thì Tổng
    thống Lyndon Johnson gọi điện. Người giúp việc của ông đã trả lời điện
    thoại và nói: “Ông ấy đang ngủ trưa và đặc biệt yêu cầu cấm quấy rầy”.
    Tổng thống Johnson trả lời: “Ồ, nhưng tôi là Tổng thống đây. Gọi ông ấy
    dậy đi”.

    Thử đoán xem người giúp việc này đã trả
    lời thế nào: “Tôi xin lỗi, thưa ngài Tổng thống, nhưng tôi làm việc cho
    ông Galbraith chứ không phải cho ngài”. Và sau đó, bà ta gác máy !
    Nghệ thuật nói “Không” Afnakgha-sinhvienplus.vn
    Nghiên cứu của Đại học California ở San
    Francisco cho thấy, bạn càng khó nói không bao nhiêu, thì bạn lại càng
    dễ bị stress, chán nản, hay thậm chí suy nhược bấy nhiêu (3 yếu tố làm
    ảnh hưởng chỉ số trí tuệ cảm xúc EI của bạn). Nói không trên thực tế là
    một thử thách lớn đối với nhiều người. Những lời khuyên đơn giản sau đây
    sẽ giúp cho những người thường xuyên phải chịu stress chỉ vì quá tải
    công việc, chỉ vì họ cảm thấy quá khó khăn khi nói không.

    1. Biết mình muốn gì

    Để cảm thấy dễ dàng và chắc chắn hơn
    trước khi trả lời không, bạn phải điểm lại trong đầu những gì sẽ xảy ra
    nếu bạn nói có và nếu bạn nói không. Bạn sẽ thấy khi bạn bỏ qua một cơ
    hội bằng lời nói không thì tức là bạn có khả năng để nói có đối với một
    cơ hội khác đang chờ bạn, một điều gì đó bạn thích thú hơn hoặc quan
    trọng hơn đối với bạn trong dài hạn. Sẽ rất khó để trả lời không nếu bạn
    không biết chắc bạn thực sự muốn gì. Một khi bạn cũng không rõ mình
    muốn gì hay thấy quá khó từ chối thì tốt hơn hết là đồng ý.

    2. Trì hoãn

    Ngay cả khi bạn cảm thấy mình muốn đồng ý
    với lời đề nghị, vẫn cứ yêu cầu một khoảng thời gian để suy nghĩ trước
    khi đưa ra câu trả lời. Như vậy bạn sẽ dễ dàng cân nhắc các cơ hội,
    trách nhiệm, tính khả thi của công việc trước khi đưa ra câu trả lời
    cuối cùng. Và đây cũng là cách hoãn binh tốt nhất trước khi định trả lời
    không.

    3. “Kẹp” một lời nói không giữa hai lời nói có

    “Cài” một lời nói không giữa hai lời nói
    có khiến câu trả lời của bạn trở nên dễ chấp nhận hơn. Và đó cũng là
    cách tốt để giải thích về những trách nhiệm của bạn.

    Chẳng hạn, nếu sếp đề nghị bạn làm việc
    vào cuối tuần, nhưng bạn đã có những việc gia đình không thể bỏ qua, hãy
    trình bày với sếp về những công việc, nghĩa vụ bạn phải làm gia đình
    (lời nói có đầu tiên), hãy nói vì sao bạn không thể đến cơ quan vào cuối
    tuần (lời nói không ở giữa), và cuối cùng khẳng định trách nhiệm của
    bạn với công việc và với công ty (lời nói có cuối cùng) bằng cách đề
    nghị xem liệu có cách nào khác để bạn đóng góp cho công ty mà không cần
    phải đến công ty vào cuối tuần.

    4. Nói không một cách chắc chắn

    Đừng có trả lời kiểu nước đôi, hay dùng
    những từ không chắc chắn. Nói không là không. Đến thời điểm phải trả lời
    dứt khoát, bạn cần tránh những kiểu nói “Tôi không nghĩ rằng tôi có
    thể…” hay “Tôi không chắc lắm…”. Nếu trả lời kiểu không dứt khoát, bạn
    sẽ dễ bị hiểu nhầm là bạn sẽ đồng ý và rồi lại càng phiền phức sau đó.
    Một khi đã suy nghĩ kỹ, cứ trả lời thẳng là tốt nhất.

    5. Không thay đổi

    Nếu trả lời không, đôi khi bạn vẫn bị
    phía đề nghị nài nỉ hoặc thuyết phục lại. Cách tốt nhất là cứ lặp lại
    cách trả lời cũ. Trong một số trường hợp, bạn phải nhắc lại câu trả lời
    của mình nhiều lần. Nếu vẫn cứ bị yêu cầu, bạn chỉ cần đơn giản là lặp
    lại lời giải thích cũ của mình để thể hiện sự nhất quán. Đừng cố tìm lời
    giải thích thêm vào hoặc khác đi, như thế bạn đang để bị gây sức ép.
    Nói không là quyền của bạn và bạn phải khẳng định điều đó.

    6. Áp dụng vào công việc

    Nói không với một trách nhiệm, một công
    việc mới là cách thể hiện sự tôn trọng của bạn với những trách nhiệm đã
    có, và tạo cho bạn cơ hội thực hiện thành công những trách nhiệm đó. Nói
    không cũng là một cách để mở ra cho bạn những cánh cửa mới. Chẳng hạn,
    khi nhà kinh tế học John Galbraith ngủ trưa dậy và gọi lại cho Tổng
    thống, điều đầu tiên mà Tổng thống Johnson muốn biết là tên của người
    phụ nữ đã từ chối cả Tổng thống. Sau khi biết tên, Johnson nói “Tôi muốn
    bà ấy làm việc cho tôi”.