1. Đối lập với loại truyện kể ở ngôi thứ nhất - người kể xuất hiện trực tiếp xưng “tôi” hoặc “chúng tôi” là loại truyện kể mà người kể chuyện không được biểu thị trực tiếp bằng đại từ ở ngôi thứ nhất - thường được gọi là “truyện kể ở ngôi thứ ba” và người kể chuyện trong trường hợp này là “người kể chuyện ở ngôi thứ ba” hay “người kể là nhân vật” (Norman Friedman, 1955; W.Booth, 1961; Đinh Trọng Lạc, 1997…).
Ví dụ:
(1) Truyện Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh. Dưới đây là một đoạn kể được trích từ tác phẩm:
Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ. (…) Chú San lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Đám rước đông. Mai phải phụ với ông chèo đò mấy chuyến mới hết. Chú San đi học nghề ở nước ngoài về mấy tháng, chưa xin được việc. Chú mặc cái áo sơ mi, thắt caravat đứng ngay ở mũi đò. Các cô mặc áo cổ lá sen, các bà, các ông mặc áo nâu sồng ngồi ở khoang đò, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Mặt chú San tươi, rạng rỡ, lúc nào cũng cười cười, răng trắng lấp loá. Cứ nhớ đến dì Mây là Mai muốn đắm đò. Nghĩ ác! Nhưng quả thật lòng Mai cứ bồn chồn, bứt rứt như có lửa đốt. Mai vênh vênh cái mặt bảo chú San: “Đám cưới chú đông phải di thuyền rồng”. Chú chau mày: “Chú xin cháu. Đừng nói. Ông buồn”. Mai lặng người nhìn ông đứng sạp thuyền chậm rãi, dứt khoát quẫy từng nhịp chèo. Ông lầm lì, mặt ngẩng cao chòm râu bạc trắng phau bay bay. Ông đang làm cái việc chưa từng có trên đời là chở người yêu cũ của con gái mình đi lấy vợ. Nét mặt ông không biểu lộ niềm vui hay nỗi buồn. Nhìn vào mắt ông thấy cồn cào như có sóng. Chỉ khi người cuối cùng của đám rước lên bến, ông mới vội nén lấy tay áo quệt nước mắt. Ông bỏ lên lều cỏ nằm. Mai neo đò vào bến.
Đám rước qua sông một lúc thì dì Mây về. Dì đeo ba lô toòng teng ở một bên vai. Dì đứng ở bờ đê xóm Bãi gọi ông. Giọng dì nghèn nghẹn lẫn trong ráng chiều lúc hiện lên rất rõ, lúc nhoè đi. Ông đứng ở cửa lều cỏ dỏng tai nghe. Trong tiếng gió sóng, Mai cảm nhận tiếng vọng của một thời xa lắc. Và loáng thoáng cả tiếng bọn trẻ chăn trâu: “Cô… ơ… ơi. Lỡ đò rồi”. (tr.179).
Theo quan niệm trên thì đây là một truyện kể ở ngôi thứ ba, và người kể chuyện là Mai, nhân vật ở ngôi thứ ba. Mai kể chuyện dì Mây, chú San, kể về ông… và cả chính những tình cảm của Mai nữa.
Chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề cần phải được bàn luận, và trước hết phải làm rõ khái niệm “truyện kể ở ngôi thứ ba” và “người kể chuyện ở ngôi thứ ba” là như thế nào?
2. Lí thuyết hội thoại cho rằng: một hoạt động hội thoại bao giờ cũng có hai ngôi tham dự: ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Trong đó ngôi thứ nhất là người nói (người phát thông tin), ngôi thứ hai là người nghe (người nhận thông tin); còn ngôi thứ ba là hiện thực được nói tới, là vật quy chiếu, không tham dự vào hoạt động giao tiếp (John Lyon, 1971; Đỗ Hữu Châu, 1993). Bản thân chức năng của đại từ ngôi thứ nhất (tao), ngôi thứ hai (mày) và ngôi thứ ba (nó) cũng chỉ ra điều đó. (Chỉ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là có chức năng xưng hô - chức năng tham dự giao tiếp. Còn ngôi thứ ba không có chức năng này).
Có thể cụ thể hoá điều này bằng sơ đồ sau:
Tải tài liệu đính kèm phía dưới
Ví dụ:
(1) Truyện Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh. Dưới đây là một đoạn kể được trích từ tác phẩm:
Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ. (…) Chú San lấy cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Đám rước đông. Mai phải phụ với ông chèo đò mấy chuyến mới hết. Chú San đi học nghề ở nước ngoài về mấy tháng, chưa xin được việc. Chú mặc cái áo sơ mi, thắt caravat đứng ngay ở mũi đò. Các cô mặc áo cổ lá sen, các bà, các ông mặc áo nâu sồng ngồi ở khoang đò, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Mặt chú San tươi, rạng rỡ, lúc nào cũng cười cười, răng trắng lấp loá. Cứ nhớ đến dì Mây là Mai muốn đắm đò. Nghĩ ác! Nhưng quả thật lòng Mai cứ bồn chồn, bứt rứt như có lửa đốt. Mai vênh vênh cái mặt bảo chú San: “Đám cưới chú đông phải di thuyền rồng”. Chú chau mày: “Chú xin cháu. Đừng nói. Ông buồn”. Mai lặng người nhìn ông đứng sạp thuyền chậm rãi, dứt khoát quẫy từng nhịp chèo. Ông lầm lì, mặt ngẩng cao chòm râu bạc trắng phau bay bay. Ông đang làm cái việc chưa từng có trên đời là chở người yêu cũ của con gái mình đi lấy vợ. Nét mặt ông không biểu lộ niềm vui hay nỗi buồn. Nhìn vào mắt ông thấy cồn cào như có sóng. Chỉ khi người cuối cùng của đám rước lên bến, ông mới vội nén lấy tay áo quệt nước mắt. Ông bỏ lên lều cỏ nằm. Mai neo đò vào bến.
Đám rước qua sông một lúc thì dì Mây về. Dì đeo ba lô toòng teng ở một bên vai. Dì đứng ở bờ đê xóm Bãi gọi ông. Giọng dì nghèn nghẹn lẫn trong ráng chiều lúc hiện lên rất rõ, lúc nhoè đi. Ông đứng ở cửa lều cỏ dỏng tai nghe. Trong tiếng gió sóng, Mai cảm nhận tiếng vọng của một thời xa lắc. Và loáng thoáng cả tiếng bọn trẻ chăn trâu: “Cô… ơ… ơi. Lỡ đò rồi”. (tr.179).
Theo quan niệm trên thì đây là một truyện kể ở ngôi thứ ba, và người kể chuyện là Mai, nhân vật ở ngôi thứ ba. Mai kể chuyện dì Mây, chú San, kể về ông… và cả chính những tình cảm của Mai nữa.
Chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề cần phải được bàn luận, và trước hết phải làm rõ khái niệm “truyện kể ở ngôi thứ ba” và “người kể chuyện ở ngôi thứ ba” là như thế nào?
2. Lí thuyết hội thoại cho rằng: một hoạt động hội thoại bao giờ cũng có hai ngôi tham dự: ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Trong đó ngôi thứ nhất là người nói (người phát thông tin), ngôi thứ hai là người nghe (người nhận thông tin); còn ngôi thứ ba là hiện thực được nói tới, là vật quy chiếu, không tham dự vào hoạt động giao tiếp (John Lyon, 1971; Đỗ Hữu Châu, 1993). Bản thân chức năng của đại từ ngôi thứ nhất (tao), ngôi thứ hai (mày) và ngôi thứ ba (nó) cũng chỉ ra điều đó. (Chỉ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là có chức năng xưng hô - chức năng tham dự giao tiếp. Còn ngôi thứ ba không có chức năng này).
Có thể cụ thể hoá điều này bằng sơ đồ sau:
Tải tài liệu đính kèm phía dưới
- Attachments
- VỀ KHÁI NIỆM “TRUYỆN KỂ Ở NGÔI THỨ BA” VÀ “NGƯỜI KỂ CHUYỆN Ở NGÔI THỨ BA”.doc
- You don't have permission to download attachments.
- (69 Kb) Downloaded 0 times