http://ctxhtth.vicongdong.vn/duan/?code=QHFBKM đây là bài viết của bạn cactus về hoàn cảnh của bạn Thanh một sinh viên trường DH Y-Dược Huế.Hiện nay bạn dang tạm thời nghỉ học để chữa bệnh.M mong mọi người hãy mở rộng tấm lòng để giấc mơ "không rời bỏ giảng đường" của Thanh dược trở thành hiện thực.
Cảm ơn muatuyet rất nhiều về bài viết này. Thực sự khi đọc từng câu, chũ trong bài viết Tuấn Anh đã trào nước mắt vì gần như cũng có hình ảnh của mình ở trong đó. Tuy nhiên phần nào đó Tuấn Anh đang may mắn hơn bạn Thanh rất nhiều. Tuấn Anh đề nghị ban hoạt động của câu lạc bộ lên ngay một kế hoạch nhằm phần nào đó ủng hộ, giúp đỡ bạn Thanh. Các bạn hãy cùng hành động với chúng tôi nhé! Chúc hạnh phúc cho những ai có thể cho đi mà không nhớ! Cho là nhận. * muatuyet ơi bạn có thể sử nội dung bài viết không phải là đường dẫn mà là nội dung thực của nó để mọi người được theo dõi đầy đủ, nhanh chóng nhất không? Cảm ơn bạn nhiều.
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí (14/09/2010 04:26 PM) Bản để in: Em không còn đủ sức để khóc, em chỉ đứng lặng thinh trong giây lát rồi lại lao vào chống chọi với cuộc đời để giành giật sự sống cho những người thân yêu nhất. Nhưng, em quá yếu đuối... http://yfrog.com/3wanh1bj Báo điện tử tuanvietnam.net số ra ngày 06/06/2010 có bài viết: Cuộc đời bất hạnh khó tin của một nữ sinh trường Y Tên em là Nguyễn Thị Thanh, là con út trong một gia đình có 3 người con ở huyện Miền núi Nghĩa Đàn của Tỉnh Nghệ An. Bố mẹ đều là bộ đội xuất ngũ. Cuộc sống của cả gia đình chỉ biết trông vào những thửa ruộng nơi núi non cằn cỗi, nên cảnh khổ bao đời vẫn bám riết, nhưng Thanh tự nhận mình vẫn là người may mắn vì em luôn cảm nhận được tình thương của cha mẹ, anh chị dành cho bản thân. Trong ngôi nhà bốn bề gió thông thốc thổi ấy, hạnh phúc luôn ngập tràn. Chính từ sự nghèo khó của gia đình và sự tin tưởng mà người thân gửi gắm mà suốt mấy năm học phổ thông, Thanh đều cố gắng để luôn đạt được kết quả tốt trong học tập. Cuối năm đó, em quyết định dự thi vào trường Đại Học Y Khoa Huế và không quá khó khăn. Việc một học xinh nghèo nơi xóm núi trúng Đại Học khi đó quả thật là một tin vui lan nhanh qua những nóc nhà. Mọi người trong xóm kéo đến, ai cũng hồ hởi mừng thầm cho Thanh. Bố mẹ em vui lắm, trên khuôn mặt luôn hiện diện một nụ cười mãn nguyện, nhưng hơn ai hết, Thanh thấy những nét lo lắng không giấu được trong đôi mắt của bố mẹ mình. Thanh đã đúng, vì để có được số tiền hơn 1 triệu đồng đưa cho em ngày nhập học, bố mẹ em đã phải chạy vạy ngược xuôi, bán đi những thứ cần bán. Cầm những đồng tiền nhàu nát của bố mẹ mà rơm rớm nước mắt, lúc đó em đã xin được ở nhà để đỡ đần cho gia đình. Bố mẹ, anh chị và cả hàng xóm láng giềng phải xúm vào khuyên răn, động viên mãi em mới chịu lên đường nhập học. Cuộc sống sinh viên xa gia đình với không ít lo lắng chật vật, Thanh phải dè sẻn trong việc chi tiêu và cố gắng học thật tốt. Nhập học được một thời gian, vừa mới quen bạn quen bè và môi trường sống ở Huế, thì em nhận được tin dữ từ quê "Mẹ bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối". Bàng hoàng, nước mắt lưng tròng, em tất tả bắt xe về nhà. "Mẹ nằm trên giường, khuôn mặt héo hắt, bố vừa thấy em về đã chạy đến ôm chầm lấy con gái, rồi cả nhà cùng khóc.." Thanh nhớ lại. http://yfrog.com/jwanh2lj Nguyễn Thị Thanh (phải) cùng các bạn tại Trường Đại học Y Huế, Ảnh nhân vật cung cấp Chăm sóc mẹ được chừng một tuần lễ, thì đúng ngày 16/02/2009 mẹ đột ngột ra đi trong nỗi đau nghẹn ngào của cả gia đình. Em tưởng chừng như không thể gượng dậy được sau mất mát to lớn đó. Nhưng nhớ lại những lời dặn dò cuối cùng của mẹ, mong muốn em học thật tốt để trở thành một bác sĩ giỏi, mà em phải dằn lòng trở lại trường. Nỗi đau mất đi một người thân yêu nhất vừa tạm nguôi ngoai, thì chừng 2 tháng sau vào đêm ngày 25/11/2009 em nhận được một cú điện thoại, từ đầu dây bên kia vang lên lời nói của một người tự xưng là cảnh sát giao thông báo : "Anh trai của chị trên đường đi làm về bị xe máy tông và đã bị chấn thương sọ não hiện đang nằm trong bệnh viện 211 Pleyku". Không dám tin đó là sự thật, nhưng ngay hôm sau em cũng phải bắt xe vào Gia Lai. "Chân em tưởng như khụy xuống, hai tai ù lên, chân tay run vì tê dại khi nhận ra người đang nằm trên giường, cơ thể được băng bó từ đầu đến chân kia chính là anh trai mình, em đã hét lên sợ hãi khiến mọi người trong bệnh viện đều chú ý". Thanh bàng hoàng nhớ lại. Sau một hồi trấn tĩnh, em đi tìm Bác sĩ để hỏi về tình trạng của anh trai mình. Bác sĩ đã lắc đầu bảo : "Hi vọng mong manh lắm! Chỉ khoảng 20% sống sót thôi". Suốt 42 ngày đêm anh rơi vào tình trạng bất tỉnh, Thanh và chị gái phải thay phiên nhau chăm sóc. Chập chờn trong những giấc ngủ mệt nhọc, vạ vật của em là những cơn ác mộng kinh hãi: Anh sẽ mãi ra đi. Những lúc tỉnh lại, em lại chắp tay lên trời mà lầm rầm khấn vái cho anh mau khỏi. Em không theo bất cứ một tôn giáo nào, nhưng với em lúc đó niềm tin ở thượng đế là chỗ dựa duy nhất để nuôi dưỡng hi vọng. Không biết có phải vì sự thành tâm của em hay không, mà ít lâu sau anh trai em tỉnh dậy. Cả hai chị em mừng đến bật khóc. Để anh lại cho chị gái chăm sóc, Thanh lại tất tả về nhà để lo khoản viện phí cao ngất ngưỡng đã đến kỳ hạn thanh toán. Bước vào nhà, đang khấp khởi mừng, định báo tin vui cho Bố thì em lại thêm một lần nữa chết lặng, khi thấy bố nằm như bất động trên giường, biết con về chỉ có thể rướn lên khó nhọc. Òa vào lòng bố khóc rưng rức, Thanh càng đau đớn hơn khi biết được bố đã bị liệt một chân vì bệnh cũ tái phát. Gồng mình gánh đỡ Thương bố lắm, nhưng một vai Thanh lại đang trĩu nặng vì sự sống mong manh của anh trai với khoản viện phí lên tới 200 triệu đồng. Biết được mình không còn sống được bao lâu nữa, bố Thanh động viên em dồn sức cứu lấy anh trai. Ông bảo em hãy bán hết nhà, hết đất để lo cho anh. Nhưng ở chốn rừng cao núi thẳm này, đất đai nào đáng giá gì, bán hết cả mấy ha đất vườn, cầm cả sổ đỏ...em cũng chỉ gom được 100 triệu đồng. Không còn sự lựa chọn nào nữa, Thanh đi cầu cứu tình thương của hàng xóm láng giềng rồi lặn lội xuống thành phố tìm bà con thân thích để nhờ giúp đỡ, cuối cùng em cũng gom được số tiền là 150 triệu. Dằn lòng gửi bố ở nhà nhờ người chăm sóc, Thanh một mình theo xe vào Gia Lai với anh. Anh trai Thanh sau khi tỉnh dậy đã có những chuyển biến phục hồi nhanh chóng, nhưng vết thương trên não đã khiến cho anh trở nên mụ mị, ngây dại. Số tiền đưa ra đủ để đóng viện phí, hết tiền để chăm sóc anh, Thanh lại tìm đến những đồng nghiệp cũ nơi anh trai làm việc, khụy lụy van nài chút hảo tâm của những người xa lạ. "Lúc đó, em chỉ nghĩ phải lo đủ tiền cho anh chữa trị thôi, còn lại với em tất cả đều là vô nghĩa". http://yfrog.com/6qanh3j Em chỉ còn ước mơ duy nhất: Không rời bỏ giảng đường. Ảnh Hồ Viết Thịnh Không thể hững hờ với hoàn cảnh của hai anh em, lại tận thương cô em gái gầy nhom phải xuống mình cầu xin, người ít người nhiều đặt vào tay em những đồng tiền quý giá. Có thêm tiền, bệnh tình anh trai cũng đã khá lên, lúc đó em mới giật mình nhận ra. Tết sắp đến. Được sự cho phép của Bác sĩ, Thanh cùng chị gái quyết định đưa anh về quê, những mong không khí trong lành sẽ có lợi cho anh và cũng là đề tiện bề chăm sóc người cha bệnh tật không biết giờ này đã ra sao. Tết năm ấy, với Thanh là một cái tết buồn nhất, khó quên nhất. Cố gắng lắm, em cũng chỉ mua được một cặp bánh chưng để đặt lên bàn thờ tổ tiên và bàn thờ mẹ. Một cái tết ngập tràn không khí hiu quạnh bởi sự đau đớn của bố, sự ngơ dại của anh và nỗi buồn chua xót của hai chị em. Cái tết nặng nề và dài dằng dặc ấy cũng qua đi. Hai chị em lại phân công nhau, Thanh đưa bố ra Hà Nội chữa bệnh, còn chị gái đưa anh trở lại bệnh viện mổ ghép sọ não đã bị vỡ . Những ngày đó, trong khi ở Miền Nam anh trai Thanh suốt ngày chỉ cười rồi lại hát, chị phải phỉnh nịnh để đút từng thìa cơm cho anh thì em lại đón nhận thêm một tin kinh hoàng khi đưa bố đến bệnh viện Ba Lan thành phố Vinh. "Bác sĩ thông báo bố bị thoát vị đĩa đệm phải đưa ra Hà Nội mổ gấp", Thanh tấm tức khóc khi hồi nhớ lại giây phút đón nhận thêm một hung tin. Không cho phép mình yếu đuối, em thu vén mọi việc rồi lặn lội đưa bố ra bệnh viện Việt Đức với hi vọng bố có thể khoẻ lại. Nhưng khám và xét nghiệm xong bác sĩ lại kết luận bố em không phải thoát vị đĩa đệm mà bị phồng đĩa đệm, chỉ điều trị chứ không thể mổ. Bệnh viện lại chuyển bố em đến bệnh viện Bạch Mai. Tại bệnh viện Bạch Mai người ta thông báo cho em biết bố bị ung thư phổi và hiện đã di căn qua cột sống giai đoạn cuối. Đã đón nhận không biết bao nhiêu tin dữ, đã kiên cường để gánh vác cảnh nhà rệu rã, nhưng khi nghe xong tin đó, em đã lịm đi. Chứng kiến bố quằn người lên vì đau đớn, Thanh bối rối không biết làm gì hơn, em chỉ nắm lấy bàn tay già nua của người cha thủ thỉ : “bố ơi, anh em con cần bố lắm, bố phải khoẻ lại để còn chăm sóc anh và dộng viên con học nữa chứ". Giọng bố em lúc đó cũng nghẹn lại, run run nói "Bé con à, lần này quyết định đi Hà Nội mổ bố cũng buồn lắm, không biết rồi sẽ lấy tiền đâu mà thanh toán, nhưng con cứ yên tâm, lần này mố xong là bố khoẻ thôi. Biết bao nhiêu người cũng bị thoát vị dĩa đệm rồi, họ cũng khoẻ cả mà". Biết rằng sự sống của bố giờ chỉ tính bằng ngày, nhưng em vẫn cố nhen lên một ngọn lửa hi vọng: Bố sẽ sống, ông trời không nỡ cướp mất bố đi đâu. Ngọn lửa đó đã âm ỉ cháy trong em đến tận chiều hôm sau rồi mãi mãi tắt lịm. Khi em được bác sĩ gọi lên vỗ vai nói “Cháu chuẩn bị đưa bố về lo hậu sự, khối u đã vỡ, vô phương cứu chữa rồi cháu ạ”. Sợ bố chết nơi đất khách quê người, em vừa gạt nước mắt vừa chạy đi vay mượn, cầu cứu ở khắp nơi để thuê được một chiếc xe cứu thương và một bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai đưa bố em về quê. Đến 4h sáng ngày 29/01/2010 âm lịch, khi về tới nhà, bác sĩ vừa rút bình oxy ra thì bố cũng tắt thở. Vậy là thêm một người thân yêu nhất của cô nữ sinh xứ Nghệ nữa lại ra đi. Một mình em khóc chưa cạn ráo nước mắt lại phải bắt tay vào lo đám tang cho bố khi cả anh chị đều vắng mặt. Nhưng em đã không cô độc, khi bên cạnh luôn có những người hàng xóm sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ, bà con người góp gạo, người góp củi để lo cho bố em một đám tang chu toàn Em chỉ có một ước mơ Cô bé nhí nhảnh vẫn được bố véo tai gọi là bé con giờ đây đã mất đi cái hồn nhiên của tuổi mình. Đôi vai của em quá nhỏ để gánh cả một gia đình nặng trĩu và chật vật trên giảng đường để thực hiện cho bằng được sự gửi gắm của mẹ trước lúc đi xa. 20 tuổi, cái tuổi con gái đầy ước mơ, khát vọng, nhưng em già đi nhiều so với lứa tuổi của mình. Đã từ lâu lắm rồi, em không còn sống được với đầy đủ những gì cần phải có của một nữ sinh trường Y. Kể từ khi đón nhận biết bao bi kịch dồn dập của gia đình, chỉ có duy nhất một lần nụ cười trên khuôn mặt héo hắt của em rạng nở, đó là khi ca phẫu thuật ghép sọ não của anh trai được tiến hành thành công. Nhưng cũng liền sau đó, em cùng chị gái phải đối mặt với khoản viện phí khó có khả năng thanh toán. Không cho phép mình rời bỏ giảng đường, em vẫn phải đi làm thêm để tự lo cho cuộc sống và đỡ đần chị chăm anh, phải dọn vào nương nhờ lòng tâm chốn cửa phật để giảm chi phí sinh hoạt. Em cho biết, lực học của em đã giảm đi nhiều vì triền miên những lần ngược xuôi tất tả, đám tang mẹ, sự ra đi của cha và thương tật của anh trai. Mong ước duy nhất của em lúc này là chữa được bệnh cho anh và giữ lời hứa với cha mẹ: Không rời bỏ giảng đường. Lời Cactus: Trong thời gian đó, được sự quan tâm chia sẻ từ các bạn sinh viên trong toàn trường đại học Y Dược Huế, các thầy cô giáo ở các khoa, bộ môn, các bạn bè gần xa và cả các nhà hảo tâm trong nước, bạn Thanh đã nhận được những lời động viên chân thành, sự giúp đỡ về vật chất để bạn có thể tiếp tục theo học. Tưởng như, ông trời đã thử thách đủ sức chịu đựng của Thanh qua những gánh nặng đó. Nào ngờ đâu, mới đây thôi chúng tôi lại nhận được tin bạn Nguyễn Thị Thanh của chúng ta lại mang trong mình một căn bệnh hiểm nghèo nữa: bạn bị tật thông liên nhĩ (tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải của tim thông với nhau). Kết quả khám của khoa ngoại bệnh viện trường ĐH Y Dược Huế đã làm Thanh sững sờ. Hiện tại, bạn Thanh đang chờ chuyển sang khoa ngoại bệnh viện TW Huế để phẫu thuật tim, chi phí ban đầu khoảng 50 triệu đồng. Các bác sĩ, giáo viên và tập thể lớp YHDP3 đang tìm mọi cách kiếm nguồn tài trợ cho Thanh được phẫu thuật. Liệu giấc mơ "không rời bỏ giảng đường" của Thanh có trở thành hiện thực được hay không? Với bài viết này, Cactus hy vọng đội công tác xã hội sẽ xem xét hoàn cảnh bất hạnh này, và cùng chúng tôi tiếp tục thắp lên hy vọng cho giấc mơ của Thanh. Mọi sự quan tâm chia sẻ, bạn đọc có thể liên hệ Cactus (0979601713 - xhcactus@yahoo.com) hoặc liên hệ trực tiếp Nguyễn Thị Thanh, lớp YHDP3 ĐH Y Dược Huế, điện thoại 0935661590. Muatuyet: Đây là nội dung bài viết mà m cop qua theo yêu cầu.Tuy không hoàn chỉnh nhưng hy vọng mọi người quan tâm đến trường hợp của bạn Thanh và hy vọng thanh sớm quay lại giảng đường.Tấm lòng của mọi người có thể sẽ giúp Thanh có nghị lực vượt lên số phận[img][/img][img][/img][img][/img][img][/img][img][/img] Được sửa bởi muatuyet ngày 17/10/2010, 16:09; sửa lần 1.
Muatuyet ơi vào phần Văn bản hướng dẫn rồi đọc bài "Hướng dẫn sử dụng diễn đàn" rồi sau đó làm theo hướng dẫn chèn thêm ảnh vào bài viết này bạn nhé. Cảm ơn bạn nhiều.
Thật phi thường và cảm động. Mong em sẽ chiến thắng bệnh tật và khó khăn,ông trời không cho ai tất cả và cũng không lấy của ai tất cả mọi thứ đâu. mọi người sẽ cùng chia sẻ với em. » Bảo tồn cây di sản Việt Nam Nghìn năm Môi trường TL_HN Tin hoạt động của Hội Diễn đàn môi trường Truyền thông Môi trường Biến đổi khí hậu và hậu quả Môi trường biển Thông tin Môi trường Ô nhiễm môi trường Môi trường đó đây Kinh tế-K » Hành trình đi tìm chữ của hai em học sinh mồ côi » Dự án "Đồng hành cùng góp đá xây dựng Trường Sa" » Hậu "Đồng hành cùng góp đá xây dựng Trường Sa"~~ » Trường Sa - Hành trình mang theo nỗi nhớ. |