Việc tàu sân bay Liêu Ninh cập cảng quân sự Tam Á, một căn cứ mới hoàn thành trên đảo Hải Nam, để thực hiện các cuộc huấn luyện là một hành động có ý nghĩa chiến lược đối với các hoạt động của hải quân Trung Quốc trong tương lai.
Tàu sân bay đã cập căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải Nam.Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, ngày 29/11 đã lần đầu tiên tới quân cảng Tam Á và bắt đầu huấn luyện tại căn cứ hải quân mới bên bờ Biển Đông.
Cùng ngày, Bộ quốc phòng Trung Quốc cũng lần đầu tiên lên tiếng xác nhận rằng hải quân nước này giờ đây đã có khả năng đón và phục vụ các tàu sân bay tại căn cứ Tam Á.
Liêu Ninh đã rời cảng nhà Thanh Đảo tại tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, để tới Biển Đông hôm 26/11. Đây là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm này thực hiện một cuộc hành trình xuyên biển kể từ khi nó được đưa vào sử dụng trong hải quân Trung Quốc hồi tháng 9/2011. Các cuộc huấn luyện trước đó chủ yếu diễn ra gần cảng nhà.
Khi rời Thanh Đảo, Liêu Ninh đã được hố tống bởi 2 tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Thạch Gia Trang và 2 tàu hộ vệ hiện đại Yên Đài, Duy Phường.
Tàu sân bay Liêu Ninh đã đi qua eo biển Đài Loan trên đường tới Biển Đông. Con tàu đã mất 10 giờ để vượt qua eo biển nhạy cảm này hôm 28/11.
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Yang Yujun nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 28/11 rằng Liêu Ninh có thể đóng tại Nam Á và huấn luyện ở Biển Đông trong một khoảng thời gian "đáng kể".
Chuyên gia hải quân Trung Quốc Li Jie cho hay các tàu trên đã tạo thành một phần của đội hình tác chiến và nhiều tàu khác có thể gia nhập hạm đội này trong tương lai.
Andrei Chang, từ tạp chí quốc phòng châu Á Kanwa và là người đã giám sát các dự án tàu sân bay trong 20 năm qua, cho hay Biển Đông thích hợp cho các hoạt động huấn luyện vào mùa đông.
Các nhà phân tích cho rằng việc đưa tàu sân bay tới Tam Á cho thấy Trung Quốc có thể đặt các tàu sân bay trong tương lai ở Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia láng giềng, vốn cũng có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trong khu vực.
"Việc cập cảng và huấn luyện của Liêu Ninh tại căn cứ hải quân Tam Á có ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch triển khai tàu sân bay về lâu về dài của Trung Quốc", ông Li nói.
"Chuyến đi tới Tam Á cũng cho thấy Liêu Ninh có cảng thứ 2 ở cực nam Trung Quốc", chuyên gia Li nói thêm.
Bắc Kinh có kế hoạch chế tạo tới 4 tàu sân bay tầm trung đến năm 2020, một nguồn tin quân sự tiết lộ.
Giáo sư Ni Lexiong, một chuyên gia hải quân tại Đại học khoa học luật và chính trị Thượng Hải, cho rằng Biển Đông có tầm quan trọng về mặt chiến lược và quân sự. "Tam Á là lối vào cho phần lớn các nguồn năng lượng đến Trung Quốc bằng đường biển", ông Ni nói.
Các tàu thuyền và tàu chở dầu tới từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca cũng đi qua khu vực này, chuyên gia Ni nói thêm.
Việc Trung Quốc đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới Biển Đông đã khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh mới đây tuyên bố tự thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines cho rằng việc Liêu Ninh tới Biển Đông là một sự triển khai đáng lo ngại.
"Việc triển khai Liêu Ninh đã làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), phát ngôn viên Raul Hernandez nói hồi tuần này.
Tàu sân bay đã cập căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải Nam.
Cùng ngày, Bộ quốc phòng Trung Quốc cũng lần đầu tiên lên tiếng xác nhận rằng hải quân nước này giờ đây đã có khả năng đón và phục vụ các tàu sân bay tại căn cứ Tam Á.
Liêu Ninh đã rời cảng nhà Thanh Đảo tại tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, để tới Biển Đông hôm 26/11. Đây là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm này thực hiện một cuộc hành trình xuyên biển kể từ khi nó được đưa vào sử dụng trong hải quân Trung Quốc hồi tháng 9/2011. Các cuộc huấn luyện trước đó chủ yếu diễn ra gần cảng nhà.
Khi rời Thanh Đảo, Liêu Ninh đã được hố tống bởi 2 tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Thạch Gia Trang và 2 tàu hộ vệ hiện đại Yên Đài, Duy Phường.
Tàu sân bay Liêu Ninh đã đi qua eo biển Đài Loan trên đường tới Biển Đông. Con tàu đã mất 10 giờ để vượt qua eo biển nhạy cảm này hôm 28/11.
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Yang Yujun nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 28/11 rằng Liêu Ninh có thể đóng tại Nam Á và huấn luyện ở Biển Đông trong một khoảng thời gian "đáng kể".
Chuyên gia hải quân Trung Quốc Li Jie cho hay các tàu trên đã tạo thành một phần của đội hình tác chiến và nhiều tàu khác có thể gia nhập hạm đội này trong tương lai.
Andrei Chang, từ tạp chí quốc phòng châu Á Kanwa và là người đã giám sát các dự án tàu sân bay trong 20 năm qua, cho hay Biển Đông thích hợp cho các hoạt động huấn luyện vào mùa đông.
Căn cứ hải quân Tam Á mới được xây dựng bên bờ Biển Đông.
Các nhà phân tích cho rằng việc đưa tàu sân bay tới Tam Á cho thấy Trung Quốc có thể đặt các tàu sân bay trong tương lai ở Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia láng giềng, vốn cũng có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trong khu vực.
"Việc cập cảng và huấn luyện của Liêu Ninh tại căn cứ hải quân Tam Á có ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch triển khai tàu sân bay về lâu về dài của Trung Quốc", ông Li nói.
"Chuyến đi tới Tam Á cũng cho thấy Liêu Ninh có cảng thứ 2 ở cực nam Trung Quốc", chuyên gia Li nói thêm.
Bắc Kinh có kế hoạch chế tạo tới 4 tàu sân bay tầm trung đến năm 2020, một nguồn tin quân sự tiết lộ.
Giáo sư Ni Lexiong, một chuyên gia hải quân tại Đại học khoa học luật và chính trị Thượng Hải, cho rằng Biển Đông có tầm quan trọng về mặt chiến lược và quân sự. "Tam Á là lối vào cho phần lớn các nguồn năng lượng đến Trung Quốc bằng đường biển", ông Ni nói.
Các tàu thuyền và tàu chở dầu tới từ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca cũng đi qua khu vực này, chuyên gia Ni nói thêm.
Việc Trung Quốc đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới Biển Đông đã khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh mới đây tuyên bố tự thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines cho rằng việc Liêu Ninh tới Biển Đông là một sự triển khai đáng lo ngại.
"Việc triển khai Liêu Ninh đã làm gia tăng căng thẳng và vi phạm Tuyên bố quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), phát ngôn viên Raul Hernandez nói hồi tuần này.
Theo Dân Trí