Có điều kiện sống tốt hơn, được đào tạo bài bản hơn các thế hệ cha anh – liệu giới trẻ hôm nay có làm nên cú đột phá cho mục tiêu bình đẳng giới? Góc nhìn và thái độ hành động của các bạn trẻ hôm nay trước vấn đề này như thế nào?
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 – hãy cùng nhìn lại câu chuyện bình đẳng giới trong con mắt người trẻ.
Bình đẳng giới - nhìn từ gia đình
Trong cuộc thi “Viết tiếp câu chuyện của Nora” do Ban Thanh thiếu niên - VTV6 và Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng - CECEM tổ chức, rất nhiều bạn trẻ tham gia đều nêu vấn đề bình đẳng giới từ góc độ của gia đình mình.
Bạn Lê Luyến (leluyen_104_yd@yahoo.com) kể lại câu chuyện về người bố say rượu. Đó cũng là những chia sẻ bùi ngùi của bạn Bá Quyết Thắng (sinh viên, Hà Nam) về chuyện cũ của gia đình mình. Bạn Đỗ Đình Hạnh (công nhân xây dựng, TP.HCM) nêu ra câu chuyện dẫn tới sự đổ vỡ của chị gái với anh rể. Còn Nguyễn Yến Phi (Sinh viên, Mỹ) liên hệ với người mẹ làm những việc không-dành-cho-phụ-nữ nhưng chính bà lại phản đối con gái học toán, vì sợ học cao khó lấy chồng.
Lý giải về điều này, bạn Nguyễn Thị Minh Hiền (Tp.HCM) cho rằng: “Hầu hết chúng ta ai cũng được sinh ra, lớn lên ở mái ấm gia đình của mình. Nơi đó chúng ta thấy những người thân yêu của chúng ta đầu tiên, nói những tiếng yêu thương đầu tiên.
Và cũng không quá khi nói rằng nền tảng thế giới quan được hình thành là chính từ gia đình nhỏ bé ấy. Tình thương của cha mẹ, sự dạy dỗ của cha cùng vun đắp cho con cái lớn khôn. Chúng ta nhìn cách cha mẹ yêu thương nhau, tôn trọng nhau trong cuộc sống để soi mình trong thế giới rộng lớn ngoài kia”.
Bình đẳng giới – nhìn từ nước ngoài
Khi chuyển đến một môi trường mới, các bạn trẻ Việt Nam vẫn dõi theo câu chuyện bình đẳng giới. Bạn Nguyễn Yến Phi (Sinh viên, Berea College, Berea, KY, Mỹ) cho rằng: Mặc dù nhiều người nghĩ rằng ở một nước tiến bộ như Mỹ, vấn đề bình đẳng giới đã gần như được giải quyết, nhưng sự thật không phải như vậy. Vấn đề này vẫn hiện hữu ở khắp nơi, trong nhà trường, nơi làm việc, trong xã hội. Ở trường, mọi người vẫn có những ý kiến rất ấu trĩ như là con gái thì không nên học toán hay những môn khoa học hay nếu việc này mà một chàng trai làm tôi thấy còn có lý, chứ một cô nàng thì...
Bạn Nguyễn Thị Thanh Trúc (sinh viên năm 2 trường De Anza College, California, Mỹ) nêu lên góc nhìn của mình về bình đẳng giới tại nước ngoài: “Tôi không nghĩ là có một sự bình đẳng tuyệt đối ở bất cứ đâu. Đơn giản chỉ là sự nhường nhịn thôi. Như đàn ông ở phương Tây thường được khen ngợi là ga-lăng vì họ luôn mở cửa cho phụ nữ, nhường phụ nữ đi trước, và người ta thường nói Lady first. Nhưng cái mà đa số phụ nữ châu Á bảo là bình đẳng thì tôi cho rằng đó mới chỉ là sự tôn trọng”.
Bình đẳng giới – người trẻ làm gì?
Tham gia các cuộc thi có đề tài về bình đẳng giới là một cách để người trẻ thể hiện mối quan tâm của mình. Nguyễn Yến Phi chia sẻ: “Tôi luôn quan tâm đến vấn đề này bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân tôi và gia đình rất nhiều. Bởi thế, tôi muốn ủng hộ cuộc thi “Viết tiếp câu chuyện của Nora”. Đó cũng là một cách để tôi nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc và hiểu nó hơn. Tôi cũng muốn đóng góp cái nhìn của mình về vấn đề này”.
Có chung suy nghĩ đó, Thanh Trúc tâm sự: “Lý do duy nhất để tôi tham gia cuộc thi là vì tôi đã từng sống trong một tình trạng bất bình đẳng như vậy nên tôi hiểu hơn ai hết những nỗi đau mà trong đó người phụ nữ gánh chịu như Nora”.
Không chỉ dừng lại ở một cuộc thi viết về bình đẳng giới. Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đang sống và học tập trong nước, cũng như nước ngoài đang nỗ lực cho cuộc đấu tranh vì mục tiêu bình đẳng giới. Bắt đầu bằng chính mình và những hành động thiết thực cho gia đình, cho những người xung quanh là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hôm nay. Như chia sẻ của bạn gái Nguyễn Thị Thanh Trúc: “Người ta nói nếu bạn muốn thay đổi thế giới thì điều đầu tiên bạn nên làm là thay đổi bản thân mình”.
Theo Vân Khanh (Báo Văn hóa)
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 – hãy cùng nhìn lại câu chuyện bình đẳng giới trong con mắt người trẻ.
Bình đẳng giới - nhìn từ gia đình
Trong cuộc thi “Viết tiếp câu chuyện của Nora” do Ban Thanh thiếu niên - VTV6 và Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng - CECEM tổ chức, rất nhiều bạn trẻ tham gia đều nêu vấn đề bình đẳng giới từ góc độ của gia đình mình.
Bạn Lê Luyến (leluyen_104_yd@yahoo.com) kể lại câu chuyện về người bố say rượu. Đó cũng là những chia sẻ bùi ngùi của bạn Bá Quyết Thắng (sinh viên, Hà Nam) về chuyện cũ của gia đình mình. Bạn Đỗ Đình Hạnh (công nhân xây dựng, TP.HCM) nêu ra câu chuyện dẫn tới sự đổ vỡ của chị gái với anh rể. Còn Nguyễn Yến Phi (Sinh viên, Mỹ) liên hệ với người mẹ làm những việc không-dành-cho-phụ-nữ nhưng chính bà lại phản đối con gái học toán, vì sợ học cao khó lấy chồng.
Lý giải về điều này, bạn Nguyễn Thị Minh Hiền (Tp.HCM) cho rằng: “Hầu hết chúng ta ai cũng được sinh ra, lớn lên ở mái ấm gia đình của mình. Nơi đó chúng ta thấy những người thân yêu của chúng ta đầu tiên, nói những tiếng yêu thương đầu tiên.
Và cũng không quá khi nói rằng nền tảng thế giới quan được hình thành là chính từ gia đình nhỏ bé ấy. Tình thương của cha mẹ, sự dạy dỗ của cha cùng vun đắp cho con cái lớn khôn. Chúng ta nhìn cách cha mẹ yêu thương nhau, tôn trọng nhau trong cuộc sống để soi mình trong thế giới rộng lớn ngoài kia”.
Bình đẳng giới – nhìn từ nước ngoài
Khi chuyển đến một môi trường mới, các bạn trẻ Việt Nam vẫn dõi theo câu chuyện bình đẳng giới. Bạn Nguyễn Yến Phi (Sinh viên, Berea College, Berea, KY, Mỹ) cho rằng: Mặc dù nhiều người nghĩ rằng ở một nước tiến bộ như Mỹ, vấn đề bình đẳng giới đã gần như được giải quyết, nhưng sự thật không phải như vậy. Vấn đề này vẫn hiện hữu ở khắp nơi, trong nhà trường, nơi làm việc, trong xã hội. Ở trường, mọi người vẫn có những ý kiến rất ấu trĩ như là con gái thì không nên học toán hay những môn khoa học hay nếu việc này mà một chàng trai làm tôi thấy còn có lý, chứ một cô nàng thì...
Bạn Nguyễn Thị Thanh Trúc (sinh viên năm 2 trường De Anza College, California, Mỹ) nêu lên góc nhìn của mình về bình đẳng giới tại nước ngoài: “Tôi không nghĩ là có một sự bình đẳng tuyệt đối ở bất cứ đâu. Đơn giản chỉ là sự nhường nhịn thôi. Như đàn ông ở phương Tây thường được khen ngợi là ga-lăng vì họ luôn mở cửa cho phụ nữ, nhường phụ nữ đi trước, và người ta thường nói Lady first. Nhưng cái mà đa số phụ nữ châu Á bảo là bình đẳng thì tôi cho rằng đó mới chỉ là sự tôn trọng”.
Bình đẳng giới – người trẻ làm gì?
Tham gia các cuộc thi có đề tài về bình đẳng giới là một cách để người trẻ thể hiện mối quan tâm của mình. Nguyễn Yến Phi chia sẻ: “Tôi luôn quan tâm đến vấn đề này bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân tôi và gia đình rất nhiều. Bởi thế, tôi muốn ủng hộ cuộc thi “Viết tiếp câu chuyện của Nora”. Đó cũng là một cách để tôi nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc và hiểu nó hơn. Tôi cũng muốn đóng góp cái nhìn của mình về vấn đề này”.
Có chung suy nghĩ đó, Thanh Trúc tâm sự: “Lý do duy nhất để tôi tham gia cuộc thi là vì tôi đã từng sống trong một tình trạng bất bình đẳng như vậy nên tôi hiểu hơn ai hết những nỗi đau mà trong đó người phụ nữ gánh chịu như Nora”.
Không chỉ dừng lại ở một cuộc thi viết về bình đẳng giới. Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đang sống và học tập trong nước, cũng như nước ngoài đang nỗ lực cho cuộc đấu tranh vì mục tiêu bình đẳng giới. Bắt đầu bằng chính mình và những hành động thiết thực cho gia đình, cho những người xung quanh là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hôm nay. Như chia sẻ của bạn gái Nguyễn Thị Thanh Trúc: “Người ta nói nếu bạn muốn thay đổi thế giới thì điều đầu tiên bạn nên làm là thay đổi bản thân mình”.
Theo Vân Khanh (Báo Văn hóa)