HIV là tên một loại virus, cũng là tên hội chứng suy giảm miễn dịch ở người mà virus này gây nên. Virus xâm nhập vào cơ thể và nhanh chóng nhân số lượng lớn, tấn công hệ miễn dịch của người bệnh. Từ đó, các vi sinh vật có hại khác sẽ dễ dàng xâm nhập, phát triển.
Các giai đoạn xâm nhập của virus HIV
Thông thường, người bệnh HIV sẽ trải qua những thời điểm phổ biến như sau:
+ Tuần đầu tiên sau khi xâm nhập, virus HIV nhân số lượng lên nhanh chóng, lan khắp cơ thể. Đặc biệt virus còn ở bên trongg dịch não tủy trước khi chúng được phát hiện trong máu người bệnh.
+ Khoảng 3 – 6 tuần sau đó, nhiễm trùng có dấu hiệu giảm đi. Theo thống kê thì có khoảng 95% người nhiễm HIV lúc này vẫn khỏe mạnh. Dấu hiệu nhiễm HIV chưa rõ rệt hoặc giống như cảm cúm. Xét nghiệm trong giai đoạn này thường không có kết quả chính xác.
+ Khoảng 2 – 3 tháng sau khi nhiễm, người bệnh đi xét nghiệm sẽ cho ra kết quả chính xác nhất. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như loét miệng, phát ban, sút cân nhẹ. Đây là giai đoạn cận AIDS.
+ Giai đoạn tiến triển nặng, còn được gọi là AIDS, gây ra các hiện tượng tiêu chảy kéo dài, sút cân mạnh, dễ dàng bị các bệnh khác vì hệ miễn dịch gần như bị tàn phá hết. Người bệnh khó tránh khỏi tử vong. Giai đoạn này kéo dài không quá 2 năm.
Khi nào nên xét nghiệm HIV?
Để bảo vệ mình và những người thân cận, đặc biệt là bạn tình, chúng ta nên chủ động thăm khám, xét nghiệm nhằm tầm soát tốt nhất HIV. Đặc biệt là các trường hợp sau:
+ Quan hệ tình dục với người có lối sống phóng khoáng, không chung thủy, gái mại dâm, trai bao,… mà không dùng bao cao su hoặc dùng không đúng cách.
+ Quan hệ với người tiêm chích ma túy mà không dùng biện pháp bảo vệ, hoặc tiêm chích/ dùng chung bơm kim tiêm với người khác.
Một số trường hợp người bệnh không thể tin được là mình bị nhiễm HIV bởi vì chưa trải qua các yếu tố lây nhiễm như trên. Vì thế tốt hơn hết, bạn nên xét nghiệm sàng lọc bệnh xã hội định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
TẠI SAO CÓ KẾT QUẢ DƯƠNG TÍNH GIẢ VỚI HIV?
HIV lây truyền qua 3 con đường: từ mẹ sang con, đường máu và đường tình dục. Khi đi xét nghiệm, có người nhận kết quả dương tính nhưng thực tế họ không nhiễm HIV, hoặc người lại, bị nhiễm HIV nhưng kết quả lại âm tính. Nguyên nhân là gì?
Chẩn đoán HIV như thế nào?
Các chuyên gia chẩn đoán HIV dựa trên kết quả xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym hoặc xét nghiệm Elisa. Quá trình này giúp đo lường các kháng thể virus HIV trong máu. Bác sĩ sẽ lấy máu qua vết chích trên ngón tay, gửi đến phòng thí nghiệm, cho kết luận trong vòng 30 phút.
Yếu tố dẫn đến đến kết quả dương tính, âm tính giả
Các xét nghiệm HIV có độ nhạy cao có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Thông thường, khi bệnh nhân dương tính với HIV, một xét nghiệm thứ 2 sẽ được tiến hành để khẳng định lại điều đó. Nếu lần này vẫn là dương tính thì người đó được coi là bị HIV. Tuy nhiên trường hợp dương tính giả chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Ngược lại, có một số tình huống, người bệnh có kết quả âm tính giả. Thời điểm xét nghiệm cũng rất quan trọng, bởi vì không phải lúc nào virus HIV cũng tồn tại trong máu. Như đã phân tích ở nội dung trên, thì khoảng 2 – 3 tháng sau khi nhiễm HIV, người bệnh đi xét nghiệm ở thời điểm này mới cho kết quả chính xác nhất.
Thời gian tái khám và xét nghiệm được chỉ định bởi bác sĩ khi bạn thực hiện xét nghiệm lần thứ nhất.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/tai-sao-co-tinh-trang-duong-tinh-gia-voi-hiv.html
Thông tin liên hê: Phòng khám đa khoa hoàn cầu